10 mặt hàng bị "đội" giá khủng khiếp

Kinh tếThứ Bảy, 02/10/2010 08:48:00 +07:00

Tờ Walletpop (Mỹ) vừa đưa ra danh sách 10 sản phẩm quá đắt so với giá thực tế để người tiêu dùng có thể tham khảo, lựa chọn trước khi dốc tiền mua...

Tờ Walletpop (Mỹ) vừa đưa ra danh sách 10 sản phẩm quá đắt so với giá thực tế để người tiêu dùng có thể tham khảo, lựa chọn trước khi dốc tiền mua trong thời buổi kinh tế khó khăn này.


Tin nhắn điện thoại: đắt gấp 60 lần

Tại Mỹ, giá cước một tin nhắn với khoảng 160 ký tự là 20 xu. Tuy nhiên, chi phí truyền tin nhắn trên thực tế chỉ khoảng 0,3 xu. Điều đó có nghĩa là nhà mạng tính cước đắt gấp 60 lần.

Nhà phân tích chính sách Joel Kelsey tại Hiệp hội Người tiêu dùng Mỹ cho biết: "600 tin nhắn SMS còn chứa ít thông tin hơn một phút gọi điện thoại". Vì vậy, nếu tính với mức phí của tin nhắn thì một cuộc điện thoại có lẽ sẽ tốn đến 120 USD.

Nước đóng chai: đắt gấp 40 lần

Có rất nhiều con số ước tính về mức chênh lệch giữa chi phí sản xuất và giá thành của một chai nước lọc. Theo trang web Twilight Earth, con số này là gấp 40 lần.


Twilight Earth cho hay, số tiền để làm ra một chai nhựa đựng nước bằng lượng nước trong cả 5 chai cộng lại. Trong khi đó, quy trình chuẩn sản xuất loại nước đóng chai này vẫn chưa rõ ràng.


Bỏng ngô trong rạp chiếu phim: đắt gấp 12,75 lần

Khi một bộ phim được công chiếu lần đầu tiên, phần lớn lợi nhuận từ việc bán vé sẽ thuộc về xưởng phim, không phải rạp chiếu. Do đó, các chủ rạp thường cố bù đắp lại lợi nhuận bằng những thực phẩm hay đồ uống được bán trong rạp. Đây là một phương pháp hết sức hiệu quả, vì khi khách hàng trả 6 USD cho một túi bỏng ngô loại vừa thì tức là họ phải chịu mua đắt hơn thực tế 12,75 lần.


Các rạp chiếu phim có được 40% lợi nhuận từ việc nhượng quyền. Vì vậy, họ cố gắng giữ giá ở mức thấp. Họ biết rằng giá cao sẽ không cạnh tranh được với rạp khác, cũng đồng nghĩa với việc họ chẳng bán được lon soda, thanh kẹo hay túi bỏng ngô nào.

 
Dược phẩm: đắt gấp 2 - 30 lần

 

Theo Hiệp hội những người về hưu Mỹ, trong năm qua, giá thuốc của các hãng nổi tiếng tăng 10%, trong khi các loại thuốc phổ biến lại có xu hướng giảm. Giai đoạn từ tháng 4/2009 đến tháng 3/2010, nếu dùng ba loại thuốc phổ thông, giá thuốc trung bình hàng năm cho một người giảm 51 USD, trong khi nếu dùng thuốc của các hãng tên tuổi, người tiêu dùng sẽ phải trả thêm 706 USD.

Đồ dùng trong tủ lạnh khách sạn: đắt hơn gấp 4 lần

 

Nghiên cứu của trang Oyster.com cho thấy, một số khách sạn ở New York tính giá 10 USD cho một chai nước và 12 USD cho một bộ kem đánh răng. Theo trang web này, để “bảo quản hầu bao”, tốt nhất khách hàng không nên mở tủ lạnh trong phòng khách sạn.

Cà phê: đắt hơn 3 lần

 

Walletpop khẳng định, một cốc cà phê có giá ba USD mua ở quán cũng có thể được làm tại nhà với giá chỉ bằng 1/4.

Rượu: đắt gấp 3 lần

Sau khi khảo sát, Walletpop khẳng định, các nhà hàng thường “ăn lãi” gấp 5 lần giá trị thực của một chai rượu.
 

Một chai rượu 10 USD có thể tính với giá 25 USD trên bàn tiệc. Vì rượu là nguồn thu lợi lớn nhất của nhà hàng nên khách hàng không thể mang rượu của mình vào và uống miễn phí ở đấy. Nếu sử dụng rượu mang từ bên ngoài, nhà hàng sẽ không ngần ngại tính khoảng 10 đến 20 USD tiền công mở chai.

Thiệp chúc mừng: Đắt gấp 2 lần

 

Những tấm thiệp được làm bằng tay thường được đánh giá rất cao bởi mang nhiều ý nghĩa. Dù đó chỉ là nét chữ nguệch ngoạc của trẻ con hay một lời nhắn chân thành của bạn bè,thì nó cũng được trân trọng hơn thiệp in sẵn với giá 2 đến 4 USD. Trong khi đó, giá một tấm thiệp "handmade" có giá trung bình tới 4 - 5 USD.
 
Xem phim trong phòng khách sạn: đắt gấp 2 lần


 

Giống như tủ lạnh, phim chính là một cách khác để nhiều khách sạn “rút hầu bao thượng đế”. Do đó, Walletpop khuyên khách hàng nên mang máy tính xách tay và đĩa DVD theo để tiết kiệm tiền thuê phim khoảng 10 đến 15 USD.

Rau quả được cắt gọt sẵn: đắt gấp 1,4 lần

 

Để tiết kiệm thời gian, người tiêu dùng thường mua rau quả được cắt gọn sẵn. Tuy nhiên, nếu trong hoàn cảnh ví tiền hạn hẹp, khách hàng được khuyên không nên sử dụng sản phẩm này vì người cung cấp tính giá cao hơn 1,4 lần so với rau quả tươi chưa sơ chế.

Theo Đất Việt

Bình luận
vtcnews.vn