Thêm nhiều quốc gia điều tra bê bối 'Tài liệu Panama'

Thế giớiThứ Ba, 05/04/2016 08:45:00 +07:00

Ngày 5/4, sau vụ rò rỉ “Tài liệu Panama”, chính quyền nhiều quốc gia tuyên bố sẽ điều tra nghi án các chính trị gia và giới siêu giàu trốn thuế, rửa tiền.

Ngày 5/4, sau vụ rò rỉ “Tài liệu Panama”, chính quyền nhiều quốc gia tuyên bố sẽ điều tra nghi án các chính trị gia và giới siêu giàu trốn thuế, rửa tiền, vi phạm lệnh cấm vận.

Theo BBC, các tài liệu đã được công bố cho thấy hãng luật Panama Mossack Fonseca đã cung cấp dịch vụ cho 33 cá nhân và công ty bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách cấm vận, trong đó có các doanh nghiệp ở Iran, Zimbabwe và CHDCND Triều Tiên.
Chia sẻ của một nhà báo trên mạng <a href='http://vtc.vn/xa-hoi.2.0.html' >xã hội</a> về vụ rò rỉ loạt tài liệu về tham nhũng và rửa tiền lớn nhất lịch sử
Chia sẻ của một nhà báo trên mạng xã hội về vụ rò rỉ loạt tài liệu về tham nhũng và rửa tiền lớn nhất lịch sử 
Một trong số đó có dính líu tới chương trình vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Trên thực tế, Mossack Fonseca đã làm ăn với một số công ty và cá nhân này trước khi Mỹ công bố lệnh cấm vận quốc tế. Tuy nhiên sau khi chúng bị đưa vào “sổ đen”, Mossack Fonseca vẫn tiếp tục vai trò đại diện.

Khách hàng bị cấm vận

Ví dụ, một khách hàng của Mossack Fonseca là công ty DCB Finance được thành lập năm 2006, chủ sở hữu và giám đốc đều hoạt động ở Bình Nhưỡng. Sau đó nó bị Bộ Tài chính Mỹ cấm vận vì gây quỹ cho chính quyền CHDCND Triều Tiên và có dính líu tới một ngân hàng hỗ trợ vốn cho chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Các tài liệu bị rò rỉ cho thấy chủ sở hữu DBC Finance là quan chức CHDCND Triều Tiên Kim Chol Sam và một giám đốc ngân hàng Anh tên Nigel Cowie.
Mối liên hệ giữa các bên với công ty luật Mossack Fonseca ở Panama trong các hoạt động tài chính phi pháp vừa bị rò rỉ
Mối liên hệ giữa các bên với công ty luật Mossack Fonseca ở Panama trong các hoạt động tài chính phi pháp vừa bị rò rỉ 
Ông Cowie là người nói thông thạo tiếng Triều Tiên và tiếng Trung Quốc. Ông đến CHDCND Triều Tiên từ năm 1995. Sau đó, Cowie trở thành giám đốc Ngân hàng tín dụng Deadong, ngân hàng quốc tế đầu tiên của CHDCND Triều Tiên, cũng nằm trong danh sách bị trừng phạt.

Mãi đến năm 2010 chính quyền quần đảo British Virgin mới liên hệ với Mossack Fonseca, đặt câu hỏi về một công ty khác mà hãng luật này lập ra với các giám đốc là người CHDCND Triều Tiên. Và Mossack Fonseca ngừng làm đại diện cho DCB Finance vào tháng 8/2010.

Một trường hợp khác là Rami Makhlouf, em họ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nhiều nguồn tin đồn đại ông ta sở hữu khối tài sản lên đến 5 tỷ USD. Năm 2008, Bộ Tài chính Mỹ cấm vận Makhlouf. Tuy nhiên Mossack Fonseca tiếp tục lập 6 công ty bình phong cho Makhlouf, bao gồm một công ty Drex Technologies.

Các tài liệu cũng cho thấy chi nhánh Thụy Sĩ của ngân hàng HSBC cung cấp dịch vụ tài chính cho Drex Technologies. Mossack Fonseca chỉ cắt đứt quan hệ với Makhlouf vào tháng 9/2011.

Chiến dịch điều tra

Theo Reuters, sau Pháp, Australia và New Zealand, hôm nay nhà chức trách nhiều quốc gia tuyên bố sẽ điều tra xìcăngđan “Tài liệu Panama”. Người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đang xác định xem có bằng chứng tham nhũng và vi phạm luật pháp Mỹ hay không.

Một người phát ngôn Bộ Tài chính Đức và cơ quan giám sát thị trường tài chính Bafin khẳng định sẽ mở cuộc điều tra. Ngoài ra, Thụy Điển và Hà Lan cũng đã chính thức điều tra.
Thủ tướng Iceland Sigmundur Davíð Gunnlaugsson
Thủ tướng Iceland Sigmundur Davíð Gunnlaugsson đối mặt nguy cơ mất chức
Tại Brazil, báo O Estado de S.Paulo đưa tin nhiều chính trị gia thuộc 7 đảng nằm trong danh sách khách hàng của Mossack Fonseca. Cơ quan thuế Brazil cho biết sẽ xác minh nghi vấn trốn thuế và có thể phạt tiền lên tới 150% giá trị các tài sản giấu trong những tài khoản nước ngoài.

Trong khi đó, tại thủ đô Reykjavik ở Iceland, hôm qua hàng nghìn người dân đã rầm rộ biểu tình trước cửa tòa nhà quốc hội để phản đối Thủ tướng Sigmundur David Gunnlaugsson, người bị tình nghi nhờ hãng Mossack Fonseca che giấu tài sản. Trước đó, các nghị sĩ đối lập đã đòi bỏ phiếu bất tín nhiệm ông Gunnlaugsson.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) kêu gọi chính quyền Panama “dọn dẹp nhà cửa”. “Hậu quả của việc Panama không đáp ứng các tiêu chuẩn minh bạch thuế quốc tế đã trở nên quá rõ ràng”, Tổng thư ký OECD Angel Gurria khẳng định.

Nguồn: Zing News
Bình luận
vtcnews.vn