Cuộc sống 'địa ngục trần gian’ ở Indonesia khiến cả thế giới chấn động

Thế giớiThứ Hai, 21/03/2016 02:30:00 +07:00

19.000 bệnh nhân mắc bệnh tâm thần ở Indonesia đã, đang phải sống cuộc sống địa ngục bên trong lồng sắt ngay bên trong bệnh viện tâm thần.

(VTC News) - Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), 19.000 bệnh nhân mắc bệnh tâm thần ở Indonesia đã, đang phải sống cuộc sống địa ngục trong lồng sắt ngay bên trong bệnh viện tâm thần với điều kiện sống thấp đến mức khó tin.
Việc đối xử thiếu công bằng với những bệnh nhân tâm thần đã không còn là điều gì đó xa lạ ở đất nước vạn đảo khi họ từng áp dụng hình thức giam giữ, xiềng xích bệnh nhân tâm thần cho tới tận năm 1977. 
Từ khi mắc bệnh tâm thần từ năm 15 tuổi, cô bé Evi đã phải sống trong khu điều trị tâm thần.
Từ khi mắc bệnh tâm thần từ năm 15 tuổi, cô bé Evi đã phải sống trong khu điều trị tâm thần.  
Muhammad đang được điều trị bằng liệu pháp tâm thần theo quy trình uống thức uống thảo dược, cầu nguyện, nôn mưa rồi bị thôi,mi ên.
Muhammad đang được điều trị bằng liệu pháp tâm thần theo quy trình uống thức uống thảo dược, cầu nguyện và thôi miên
Bệnh nhân thường xuyên phải nhịn đói vì tình trạng thiếu lương thực trầm trọng kéo dài
Bệnh nhân thường xuyên phải nhịn đói vì tình trạng thiếu lương thực trầm trọng kéo dài 
Câu chuyện tưởng chừng như đã kết thúc cách đây gần 40 năm giờ lại trở lại và gây chấn động cả thế giới qua những bức ảnh ám ảnh bóc trần sự thật đen tối bên trong một trại tâm thần của nhiếp ảnh gia Andrea Star Reese sau chuyến đi thực tế tới một cơ sở ở Indonesia vào năm 2011 – 2012.
Những bức ảnh của nữ nhiếp ảnh gia gần như lột tả hoàn toàn hiện thực trần trụi ở một nơi dành cho những con người bị xã hội ruồng bỏ và kỳ thị.
Chia sẻ câu chuyện của mình với các nhà nghiên cứu của HRW, một người cha có con gái phải sống trong cảnh “xiềng xích” trong 15 năm cho biết, cực chẳng đã, ông buộc phải làm vậy vì sợ rằng con gái mình bị bỏ bùa mê và gia đình cũng không có đủ tiền để đưa cô đến bác sĩ.
Agus nghêu ngao hát trong chiếc lồng nơi sẽ trở thành ngôi nhà vĩnh viễn của anh từ nay cho tới cuối đời
Agus nghêu ngao hát trong chiếc lồng nơi sẽ trở thành ngôi nhà vĩnh viễn của anh từ nay cho tới cuối đời 
Suốt 10 năm qua, Anne bị nhốt trong môt căn phòng không có lấy nổi một tia sáng. Cô gái yêu nhảy múa ngày nào giờ thậm chí còn không thể đứng nổi trên đôi chân của mình.
Suốt 10 năm qua, Anne bị nhốt trong môt căn phòng không có lấy nổi một tia sáng. Cô gái yêu nhảy múa ngày nào giờ thậm chí còn không thể đứng nổi trên đôi chân của mình. 
Cuộc sống không có ngày mai sau song sắt
Cuộc sống không có ngày mai sau song sắt  
“Trong suốt 15 năm ở đây, con bé chưa bao giờ tắm. Cũng chẳng có ai đến thăm và con bé cũng chẳng có quần áo mới để mặc. Mối liên hệ duy nhất của nó với thế giới bên ngoài là bữa ăn được đưa tới hai lần trong ngày qua một lỗ hổng trên tường trong phòng, nơi mà lũ trẻ gần đó thường xuyên ném đá qua đó trêu chọc con bé.”, người bố kế lại. 
Báo cáo của HRW cũng chỉ ra rằng chính quyền Indonesia cũng đang nỗ lực làm mọi cách để giải quyết tình trạng trên nhằm xóa bỏ hiện trạng này vào năm 2019. Nhưng mọi chuyện không hề đơn giản bởi sự thiếu hụt nguồn lực và cơ sở hạ tầng. 
Các bệnh nhân nam và nữ được ngăn cách với nhau bởi hàng rào làm bằng dây thép gai.
Các bệnh nhân nam và nữ được ngăn cách với nhau bởi hàng rào làm bằng dây thép gai. 
Saimun phải sống chung với chiếc cùm chân trong suốt 5 năm qua. Dù đã 40 tuổi, anh vẫn không thể nói nổi và gần như không thể giao tiếp với người bên ngoài
Saimun phải sống chung với chiếc cùm chân trong suốt 5 năm qua. Dù đã 40 tuổi, anh vẫn không thể nói nổi và gần như không thể giao tiếp với người bên ngoài 
Indonesia hiện chỉ có 88 bác sĩ làm việc tại 41 bệnh viện tâm thần trên toàn quốc
Indonesia hiện chỉ có 800 bác sĩ làm việc tại 48 bệnh viện tâm thần trên toàn quốc 
Quốc gia vạn đảo với 250 triệu người sinh sống hiện chỉ có 800 bác sĩ làm việc tại 48 bệnh viện  tâm thần.
Dưới sự thiếu hụt đó, các bệnh nhân trong các cơ sở thường phải sống trong những lồng sắt bẩn thỉu và thường xuyên phải chịu cảnh “ăn, ngủ, đi vệ sinh ở cùng một chỗ. Không chỉ có vậy, nhiều người còn bị bạo lực tình dục bởi những người “đồng bệnh tương lân”. 
“Thử nghĩ đến chuyện họ phải sống cùng phân và nước tiểu của mình trong suốt 15 năm mà không nhận được bất cứ một sự chăm sóc nào. Nó chẳng khác nào địa ngục", Sharma, nhà nghiên cứu của HRW cho biết.

Song Hy
(theo The Guardian)
Bình luận
vtcnews.vn