Phát hiện hóa thạch họ mèo lâu đời nhất ở Tây Tạng

Thế giớiThứ Năm, 14/11/2013 10:35:00 +07:00

Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Mỹ khai quật được hóa thạch của một động vật thuộc họ mèo lâu đời nhất tại cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc.

Các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Mỹ mới đây cho biết đã khai quật được hóa thạch của một động vật thuộc họ mèo lâu đời nhất tại cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc.

Theo những nhà khoa học trên, hộp sọ mèo gần như còn nguyên vẹn được ước tính khoảng 4,4 triệu năm tuổi, lâu đời hơn so với hóa thạch của động vật họ mèo lớn phát hiện tại Tanzania được ước tính 3,7 triệu tuổi.
Hóa thạch động vật họ mèo 

Ông Jack Tseng, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết kết quả cho thấy hóa thạch mới được phát hiện tại Tây Tạng không phải là tổ tiên trực tiếp của những động vật thuộc họ mèo lớn như hổ, báo đốm, sư tử, nhưng lại có những bằng chứng cho thấy hóa thạch này họ hàng gần gũi với loài báo tuyết. Phần xương trán của động vật này có cấu trúc giống với loài báo tuyết.
Ngoài ra, kích cỡ của chúng thuộc diện nhỏ nếu so với các loại động vật họ mèo lớn, chỉ tương đương với loài bằng báo gấm với một hóa thạch được tìm thấy ở rừng mưa Đông Nam Á có thể có trọng lượng lên tới 23kg.
Hóa thạch mới được phát hiện được đặt tên là Panthera blytheae. Các nhà khoa học đánh giá hóa thạch mới "đã được bảo tồn một cách kỳ diệu" và là "một phát hiện rất quan trọng", giúp họ giải đáp được nhiều câu hỏi về loài báo tuyết hiện đại.

Vietnam+

Bình luận
vtcnews.vn