Nga bán vũ khí cho Trung Quốc: Tôi không bất ngờ

Thế giớiThứ Tư, 27/03/2013 11:38:00 +07:00

(VTC News) - Đại tá Lê Thế Mẫu nói ông không bất ngờ và hoài nghi khi hay tin Nga bán một loạt vũ khí hiện đại cho Trung Quốc.

(VTC News) - Đại tá Lê Thế Mẫu nói ông không bất ngờ và hoài nghi khi hay tin Nga bán một loạt vũ khí hiện đại cho Trung Quốc.

Đại tá Lê Thế Mẫu 
Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng phòng Thông tin - Khoa học quân sự, Viện Chiến lược Quân sự (nay là Viện Chiến lược Quốc phòng)
trao đổi với VTC News quanh vụ truyền thông Trung Quốc tung tin mua Su-35, tàu ngầm Nga. Ông Mẫu nói: 
Việc Trung Quốc mua máy bay Su-35 hay tàu ngầm “Lada” của Nga nói riêng và tiến trình hiện đại hóa quân đội của họ nói chung đã làm mất thế cần bằng chiến lược trong khu vực, vượt quá khả năng đủ để phòng thủ của họ.
Điều này đang gây nên mối lo ngại của nhiều nước trong khu vực, trước hết là những nước đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ với Trung Quốc.   

- Là một người Việt Nam luôn có thiện cảm với nước Nga, tâm trạng của ông khi đọc tin Nga bán vũ khí cho Trung Quốc mạnh hơn số vũ khí bán cho Việt Nam và sau khi đọc tin Nga bác tin này? 

Là chuyên gia được đào tạo ở Liên bang Xô viết, tôi luôn có tình yêu đối với đt nước này.

Tôi không bất ngờ và cũng không mấy hoài nghi khi nghe tin Nga bán một đợt vũ khí mới cho Trung Quốc, bởi sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc đã từng biết chớp lấy “thời cơ vàng” này và ký hợp đồng mua nhiều loại vũ khí hiện đại của Nga. 
 

Tôi không bất ngờ và cũng không mấy hoài nghi khi nghe tin Nga bán một đợt vũ khí mới cho Trung Quốc, bởi sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc đã từng biết chớp lấy “thời cơ vàng” này và ký hợp đồng mua nhiều loại vũ khí hiện đại của Nga.
 
Có lẽ, chỉ có Trung Quốc làm được điều đó. Trung Quốc không chỉ mua máy bay, tàu chiến, mà còn mời các chuyên gia Nga sang giúp xây dựng nhà máy chế tạo các loại vũ khí hiện đại trên lãnh thổ Trung Quốc để nhận chuyển giao công nghệ theo công thức “chìa khóa trao tay”. 
Nhờ cách làm này, Trung Quốc đã nhanh chóng làm chủ được những công nghệ quân sự hiện đại và hiện nay đã trở thành nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, cạnh tranh ngang ngửa cả với Nga trên thị trường vũ khí quốc tế. 
Nước Nga ngày này xuất khẩu vũ khí sang rất nhiều nước theo cơ chế thị trường, trong đó có Trung Quốc. 
Tuy nhiên, một thực tế cần được nhìn nhận rõ là Nga xuất khẩu vũ khí theo yêu cầu của bên đặt hàng mà Nga cho là không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của họ. 
Có nghĩa là, cũng là máy bay Su-35 xuất khẩu, nhưng chất lượng của loại xuất khẩu sang nước A khác với chất lượng xuất sang nước B. Điều này phụ thuộc vào yêu cầu của bên mua cũng như độ tin cậy về chính trị giữa Nga với bên mua.

- Thế ông có liên tưởng nào giữa vũ khí của Nga bán cho Việt Nam và vũ khí Nga bán cho Trung Quốc?
Nga xuất khẩu vũ khí sang rất nhiều nước, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Chất lượng vũ khí xuất khẩu của Nga phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá cả, cơ chế chuyển giao và độ tin cậy về chính trị trong mối quan hệ giữa Ngà với các đối tác.
Việt Nam và Trung Quốc đều là những đối tác chiến lược của Nga, nên chất lượng vũ khí của Nga xuất khẩu sang hai nước này đều được bảo đảm ở mức độ cao. 

Không thể có bất cứ thông tin nào để so sánh chất lượng của chiếc Su-35 của Nga suất sang nước A với chất lượng của loại xuất sang nước B. 
Chúng ta chỉ có thể phân tích chất lượng của loại vũ khí đó dựa trên mức độ tin cậy về chính trị giữa Nga với bên mua mà thôi. 
Nga không bác bỏ tin về việc họ bán máy bay Su-35 hay tàu ngầm “Lada” cho Trung Quốc. Việc mua bán này đã được thỏa thuận trong năm 2012, nghĩa là trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Nga. Đó là việc mua bán rất thông thường. Vì thế, tôi không có ấn tượng gì mới khi biết những thông tin này.

Chiến đấu cơ Su-35 Nga - Ảnh: RIA Novosti 

- Ban đầu RIA Novosti loan báo Nga ký hợp đồng bán máy bay chiến đấu Su-35 và tàu ngầm lớp Lada cho Trung Quốc. Sau đó hãng thông tấn nhà nước Itar-Tass lại bác tin này. Theo ông, có nên thận trọng với thông tin của cả Itar-Tass và RIA Novosti?
Theo tôi, nhìn chung, qua kinh nghiệm nhiều năm sử dụng tin của “Itar-Tass” và “RIA Novosti”, thì đây là những hãng thông tấn rất có uy tín và tin cậy. 
Về sự kiện này, cả “Itar-Tass” và “RIA Novosti” đều đưa tin một cách chính xác, có trách nhiệm, thận trọng, và không có gì mâu thuẫn. 
 

Việc mua bán này đã được thỏa thuận trong năm 2012, nghĩa là trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Nga.
 
Chỉ có điều, khi  xử lý thông tin của hai hãng thông tấn này để viết bài và nhận xét, một số người đã không chú ý nên đã  rút tít bài viết mang tính giật gân, tạo ra sự hiểu lầm tai hại rằng trong chuyến thăm Nga vừa qua của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nga và Trung Quốc đã ký một hợp đồng mua bán vũ khí lớn nhất trong thập kỷ gần đây, muốn gây ấn tượng mạnh. 
Tôi được biết qua trang Web chính thức của Điện Cremli, trong số 35 văn kiện được ký kết trong chuyến thăm Nga vừa qua của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, không có bất kỳ nội dung hay văn kiện nào nói về chuyện mua bán vũ khí giữa hai nước. 
Trước hết, nói về tin của  “RIA Novosti” ngày25/03/2013  (http://ria.ru/world/20130325/928843904.html#ixzz2Ocu4o5N8), về Hiệp định khung Nga chuyển giao cho Trung Quốc máy bay chiến đầu Su-35 và tàu ngầm. 
Đây là tin của nữ phóng viên Nga Maria Chaplygina đưa lại tin của Đài truyền hình Trung Quốc, chứ không phải tin gốc của “RIA Novosti”. 
Còn “Itar-Tass” và trang Web “Tiếng nói Nước Nga” (http://vietnamese.ruvr.ru/2013_03_26/108992592/) cũng đưa tin khẳng định, không có hợp đồng mua bán vũ khí được ký kết trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 
- Nếu thông tin của Itar-Tass là đúng, tại sao Nga lại không bán vũ khí cho Trung Quốc, ít nhất trong thời điểm này? 
Tin của “Itar-Tass” và Đài “Tiếng nói Nước Nga” khẳng định, Nga và Trung Quốc đã có thỏa thuận khung về việc Nga bán cho Trung Quốc mày bay Su-35 và tàu ngầm “Lada”. Đó là tin chính xác. 
Nga đã, đang và sẽ bán vũ khí cho Trung Quốc. Đây là chuyện mua bán vũ khí thông thường, một khi Nga còn xuất khẩu vũ khí ra thị trường thế giới. 

Tuy nhiên, gần đây, ban lãnh đạo Nga tỏ ý lo ngại về việc Trung Quốc thường sao chép công nghệ quân sự của Nga  để biến thành công nghệ của mình và tái xuất khẩu ra thị trường thế giới. Trung Quốc rất giỏi trong lĩnh vực sao chép công nghệ của nước khác, không chỉ là công nghệ quân sự.
Do đó, một trong những điều kiện để ký các hợp đồng mới bán vũ khí cho Trung Quốc là bên mua phải cam kết không sao chép bản quyền của bên bán. Đây là điều kiện mà hai bên sẽ phải đàm phán lâu dài ở cấp chuyên viên.
Trong chuyến thăm Nga lần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cần Bình, hai bên không giải quyết những chuyện mang tính “sự vụ” như vậy. Đây cũng là lý do để khẳng định Nga và Trung Quốc không ký hiệp định mua bán vũ khí vào thời điểm này. 

- Vậy theo ông vì sao báo chí Trung Quốc hôm qua đồng loạt chạy tin Trung Quốc mua được máy bay Su-35 của Nga? 
Theo các nguồn tin ở Nga thì trong thời gian Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga, báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa tin về việc Trung Quốc mua máy bay Su-35 và tàu ngầm “Lada” của Nga. 
Đó chỉ là nội dung hiệp định khung mà hai bên đá ký trong năm 2012, không có gì mới vào thời điểm nay. Tuy không có gì mới nhưng họ đưa tin đồng loạt để gây sự chú ý và tạo ấn tượng mạnh cho chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 
- Nếu thực sự Trung Quốc mua được máy bay Su-35, ảnh hưởng của nó với an ninh khu vực sẽ thế nào?
Theo tôi, việc Trung Quốc mua máy bay Su-35 hay tàu ngầm “Lada” của Nga nói riêng và tiến trình hiện đại hóa quân đội của họ nói chung đã làm mất thế cần bằng chiến lược trong khu vực, vượt quá khả năng đủ để phòng thủ của họ.
Điều này đang gây nên mối lo ngại của nhiều nước trong khu vực, trước hết là những nước đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ với Trung Quốc.  
Tuy nhiên, việc có được một loại vũ khí nào đó hiện đại chưa phải là tất cả vấn đề. Điều quan trọng là việc sử dụng loại vũ khí đó ra sao. 
Kinh nghiệm lịch sử chứng tỏ, Việt Nam được được trang bị vũ khí kém hiện đại hơn rất nhiều so với Pháp và Mỹ, nhưng vẫn làm nên Điện Biên Phủ trên mặt đất năm 1954 chôn vùi chủ nghĩa thực dân cũ và khiến Mỹ thất bại trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội năm 1972, chôn vùi chủ nghĩa thực dân mới.  
- Là người theo dõi tình hình nước Nga rất lâu năm, ông có chia sẻ về quan hệ quân sự Nga-Trung? 
Quan hệ quân sự Nga-Trung Quốc hiện nay đang được chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có 2 yếu tố quan trọng hàng đầu là kinh tế và chính trị. 
 

Tuy không có gì mới nhưng họ đưa tin đồng loạt để gây sự chú ý và tạo ấn tượng mạnh cho chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
 
Trong cục diện chính trị quốc tế hiện nay đang hình thành 2 “phe”. Một “phe” gồm Mỹ đứng đầu đang muốn áp đặt “luật chơi” của họ cho thế giới còn lại. 
Còn “phe” khác gồm Nga, Trung Quốc được một số nước ủng hộ muốn xây dựng một trật tự thế giới đa cực, trong đó các nước có quyền bình đẳng. 
Điều này thể hiện rõ nhất trong các sự kiện mang tên “mùa xuân Arab” ở Libya năm 2011 và Syria hiện nay, trong đó Nga và Trung Quốc chủ trương các nước không được can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, chính thể ở Libya hay Syria phải do nhân dân hai nước đó tự quyết định. 
Trong khi đó, Mỹ và một số nước đồng minh trong và ngoài khu vực chủ trương can thiệp vào tình hình chính trị các nước này. 
Kết quả là, Tổng thống Libya Muammar Gaddafi bị chiến tranh của NATO lật đổ năm 2011, còn Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang bị Mỹ và các đồng minh của họ ráo riết ủng hộ các lực lượng đối lập để lật đổ hoặc tiêu diệt. 
- Trong tương lai, quan hệ quân sự Nga-Trung sẽ như thế nào?
Quân sự là phương tiện để thực hiện mục đích chính trị. Do đó, trong tương lai, quan hệ quân sự Nga-Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển ra sao hoàn toàn tùy thuộc vào xu hướng chính trị trong khu vực và trên thế giới, vào mối quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược trên cở sơ hai bên cùng có lợi giữa hai nước. 
Trong đó một xu hướng có thể thấy rõ là Nga và Trung Quốc sẽ phối hợp nỗ lực để vô hiệu hóa kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ. 
- Vì sao ông Tập Cận Bình lại chọn Nga là quốc gia đầu tiên trong lịch trình thăm viếng của mình?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chọn Nga là quốc gia đầu tiên trong lịch trình chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình sau khi nhậm chức xuất phát từ nhiều lý do. 
Một là, tiếp tục truyền thống của người tiền nhiệm, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào cũng đã từng chọn Nga là điểm đến trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên vào năm 2003. 
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Putin trong lễ ký kết các thỏa thuận giữa doanh nghiệp hai nước - Ảnh: RT 

Hai là, xuất phát từ tính chất đặc biệt của mối quan hệ Nga-Trung Quốc trong cục điện chính trị quốc tế hiện nay, trong đó Mỹ đang theo đuổi tham vọng hạn chế ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc. 
Nga còn là nguồn nhập khẩu nguyên liệu quan trọng bậc nhất của Trung Quốc, cũng là thị trường đầu tư lớn nhất của Trung Quốc trong tương lai. Nga cũng là nguồn nhập khẩu công nghệ quân sự quan trọng nhất của Trung Quốc.
Ba là, sau khi thăm Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ cùng với Tổng thống Nga V. Putin tham dự Hội nghị Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Cộng hòa Nam Phi) và thăm một số nước châu Phi. 
Hiện nay, cả Nga và Trung Quốc đang muốn phát triển diễn đàn BRICS thành cơ chế có tiếng nói quan trọng trong việc xây dựng trật tự thế giới đa cực.

Hải Hà(Thực hiện)
Bình luận
vtcnews.vn