TS Đỗ Sơn Hải: Có chi tiết quan trọng giúp Obama thắng

Thế giớiThứ Sáu, 09/11/2012 10:04:00 +07:00

(VTC News) - Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học viện Ngoại giao Đỗ Sơn Hải nói có một chi tiết vô cùng quan trọng giúp Obama chiến thắng ở bầu cử Tổng thống Mỹ.

(VTC News) - Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học viện Ngoại giao Đỗ Sơn Hải nói có một chi tiết vô cùng quan trọng giúp Obama chiến thắng ở bầu cử Tổng thống Mỹ.

TS Đỗ Sơn Hải 
Tiến sỹ Đỗ Sơn Hải Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học viện Ngoại giao chia sẻ về những nguyên nhân dẫn đến thất bại của ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney trong cuộc bu cử Tổng thống Mỹ ngày 6/11. Ông nói:

Thực ra, thắng lợi của ông Obama là khá bất ngờ, vì chúng ta thấy rằng trong quá trình kiểm phiếu thì tỷ lệ giữa ông Obama và ông Mitt Romney khá sít sao.

Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn tới chiến thắng của ông Obama thứ nhất, phải kể tới ưu thế đương nhiệm, với cương vị là tổng thống, ông có đủ tiền bạc cho một chiến dịch tranh cử.

Ông Obama huy động được cả giới truyền thông nữa, nguyên nhân thứ hai là sức nặng về những gì ông Obama đã làm được trong 4 năm qua, từ đó cử tri Mỹ có cái để xem xét đối chứng và cảm thấy yên tâm với những gì ông hứa hẹn khi vận động tranh cử.

Năm 2009, ông Obama đã đắc cử Tổng thống Mỹ và phải tiếp nhận khối di sản phần lớn là xấu do ông Bush đề lại gồm nợ chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp cao, thâm hụt cán cân thương mại...

Nhưng rõ ràng ông đã làm được một số thành tích tuy không nổi bật như mong muốn của cử tri nhưng đã đem đến cho người dân Mỹ tín hiệu lạc quan.

 

Trong chiến dịch tranh cử lần này, ông Obama tỏ ra trầm tĩnh hơn, ít hứa hẹn hơn so với năm 2008, vì những lời hứa của ông sẽ được đối chứng với những gì ông đã làm được trong 4 năm

TS Đỗ Sơn Hải
 
Giới chuyên môn bầu cử ở Mỹ đánh giá một yếu tố nữa giúp ông Obama thắng cử là kỹ thuật, ekip tranh cử của ông hoạt động khá tốt.

Nhìn vào lịch sử bầu cử Mỹ, chúng ta thấy rằng bất cứ ứng viên nào cũng có thể thắng cử nếu đạt được 3 yếu tố: Chương trình tranh cử, khả năng thu hút cử tri và cảm tính của cử tri Mỹ.

Trong vòng tranh luận đầu tiên, các chuyên gia Mỹ đánh giá ông Obama bị thua và hình như ông có vẻ mệt mỏi so với ông Romney nhưng rõ ràng chúng ta đã thấy chiến lược tranh cử của ông thể hiện rõ ở hai vòng tranh luận sau.

- Thế còn chương trình tranh cử, thưa ông?


Đó là sai lầm của đảng Cộng hòa mà cụ thể là chương trình tranh cử của ông Romney, nhiều chuyên gia đánh giá chương trình tranh cử của Romney phần lớn là dùng chương trình tranh cử của ông Obama nhưng với thái cực ngược lại.

Tức là Romney phản biện hơn là đề xuất những ý tưởng mới, và những ý tưởng mới thì hầu hết gây cho cử tri Mỹ sự quan ngại, xáo trộn, trong bối cảnh kinh tế Mỹ khó khăn như hiện nay.

Trong chương trình tranh cử của mình, ông Romney đã đề nghị giảm thiểu vai trò điều tiết của nhà nước, trong khi bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay thì vai trò của nhà nước là cực kỳ quan trọng.

Nói chung là chương trình tranh cử của ông Romney tuy rằng đã đạt được một kết quả mà theo tôi là khá tốt, tuy nhiên chúng ta vẫn phải nói “Chân lý thuộc về kẻ thắng”.

-  Nhiều bình luận cho rằng ông Mitt Romney đã tự thua do chính kiến không rõ ràng và một chiến dịch tranh cử không tốt trong khi ông Obama có hẳn một bộ máy trợ giúp về truyền thông và phân tích xu hướng của cử tri. Ông đánh giá thế nào về bộ máy phục vụ chiến dịch tranh cử của ông Obama?


Ekip xây dựng chương trình tranh cử của Obama là một nguyên nhân giúp ông giành chiến thắng, họ làm việc khá tốt khi tranh thủ đối tượng người nhập cư. Họ tiến hành bầu cử sớm tận 10 ngày nhằm tạo ra phản ứng dây chuyền cho những người bầu cử sau, đây cũng là sự thành công của bộ máy này.

>> Xem toàn bộ chuyên đề bầu cử Tổng thống Mỹ

Tôi cũng phải nhắc đến chi tiết vô cùng quan trọng giúp ông Obama chiến thắng đó là sát ngày bầu cử 6/11, ông Obama dường như đã tạo ra hình ảnh sinh động hơn, đa dạng và đời thường hơn khi vẫn đi chơi bóng rổ.
Ông Obama gọi điện cho các tình nguyện viên trợ giúp chiến dịch tranh cử trong lúc dừng chân ở Văn phòng tranh cử tại Columbus, tiều bang Ohio ngày 5/11 
Nó có tác động ngoài sức tưởng tượng, trong khi đó thì ông Romney vẫn miệt mài với các bài diễn văn để tranh thủ những lá phiếu ủng hộ, và chúng ta thấy rõ ràng ông đã thất bại trong những bang cuối cùng.

Như đã nói, ông Obama đã tranh cử vận động được số tiền quyên góp cho bầu cử tốt hơn ông Romney. Phải nói là ông Obama có một đội ngũ tư vấn và kỹ thuật khá tốt.

-  Có thông tin nói giới nhà giàu Mỹ vô cùng thất vọng và lo sợ khi ông Obama tái đắc cử tổng thống Mỹ sẽ tiếp tục áp dụng chính sách đánh thuế cao với người giàu, ông nghĩ sao?

Trong chiến dịch tranh cử, ông Obama có nhấn mạnh về việc tăng thuế đối những người giàu nhất, điều đó tất nhiên sẽ khiến họ cảm thấy bất an.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hết sức khó khăn, thì việc tăng thuế đối với những người giàu nhất là khó tránh khỏi và có lẽ họ cũng hiểu điều đó.

>> Xem toàn bộ chuyên đề bầu cử Tổng thống Mỹ

Hơn nữa, trường hợp tăng thuế là phản ứng dây chuyền của các nước phát triển bởi theo cách giải thích của giới lãnh đạo trong các nước công nghiệp phát triển, trong lúc kinh tế toàn cầu khó khăn thì những người giàu nhất phải có trách nhiệm, phải thể hiện tinh thần ái quốc của mình.

Tuy nhiên giới chuyên gia dự tính ông Obama sẽ không đánh thuế quá cao đối với người giàu nhất trong nhiệm kỳ tới, chỉ khoảng 35%, mà cái này hoàn toàn nằm trong khả năng chịu đựng của những người giàu nhất ở Mỹ.

- Ông có bình luận gì về nhận định của báo Wall Stret Journal: Khu vực châu Á được cho sẽ được hưởng lợi từ sự ổn định về chính sách kinh tế, cũng như việc Mỹ dịch chuyển trọng tâm quân sự về phía khu vực này sau chiến thắng của Tổng thống Barack Obama.


Nhận định này hoàn toàn có lý, vì trong thời gian gần đây, thì rõ ràng quan hệ Mỹ và các nước châu Á – Thái Bình Dương tương đối là nồng ấm.

 

Ở Việt Nam cũng chia ra làm 2 luồng ý kiến, nhiều người nói họ thích ông Romney đơn giản vì họ thích một gương mặt mới. Có lẽ cũng không ít cử tri Mỹ bỏ phiếu theo cảm tính như vậy.

TS Đỗ Sơn Hải
 
Trong bối cảnh các chỉ số phát triển ở các khu vực châu Á đều đang đứng trước thách thức sẽ bị suy giảm thì rõ ràng sự ổn định trong quan hệ giữa Mỹ với các nước trong khu vực này sẽ đem đến cho các nước trong khu vực rất nhiều cái lợi.

Trên thực tế, từ năm ngoái, ông Obama luôn khẳng định nước Mỹ là một bộ phận của châu Á- Thái Bình Dương, cho nên với một chính sách đã định hình như vậy, vấn đề chỉ là triển khai thực hiện thì rõ ràng là có ưu thế hơn so với ông Romney.

Ông Romney lên nắm quyền thì tân quan tân chính sách. Lên nắm quyền, ông sẽ thực hiện chính sách cứng rắn, trước hết với Trung Quốc, mà câu chuyện đầu tiên là chính sách tiền tệ.

Nhưng dù sao hy vọng khi ông Obama tại vị thì sẽ thực hiện những chính sách đã định hình với châu Á – Thái Bình Dương trước đó.

Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn ở góc độ hai chiều chứ không đơn thuần chỉ ông Obama lên sẽ đem đến cho các nước châu Á - Thái Bình Dương sự thịnh vượng.

>> Xem toàn bộ chuyên đề bầu cử Tổng thống Mỹ

Liệu các nước châu Á có tận dụng được các nguồn đầu  tư từ Mỹ không, có tận dụng được thị trường Mỹ hay không?

-  Ông có thể đưa ra dự đoán về chính sách của Mỹ sắp tới tại những nơi như Triều Tiên, Iran?

Trong bối cảnh hiện nay, khi ông Obama nắm quyền thì sự điều chỉnh chính sách đối với Triều Tiên, Iran hay Syria thì chắc là không, vì những vấn đề nóng này liên quan tới lợi ích của nhiều nước.

Tôi nghĩ chính quyền Obama sẽ giải quyết những vấn đề này theo tinh thần đa phương, tức là cần nhiều ý kiến, cần nhiều bên tham dự.

- Một số tờ báo ở Trung Quốc nói họ ‘thích’ ông Obama hơn Romney. Vì sao vậy, thưa ông?


Thực ra tôi cũng đọc được nhiều nguồn tin nói rằng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn Trung Quốc thích ông Romney, nhưng dù thích ứng cử viên này hay ứng viên kia thì họ cũng chỉ là một nhóm lợi ích chứ không đại diện cho Trung Quốc.
Ông Obama phát biểu sau chiến thắng của mình 
Lượng người Trung Quốc thích ông Obama vì chính sách mềm mỏng, còn lượng người thích ông Romney vì ông là doanh nhân. Nhưng ông nói sẽ áp dụng chính sách cứng rắn với Trung Quốc đã khiến nhiều người bật cười. Vì nó vô cùng mâu thuẫn khi gia đình ông Romney đầu tư khá mạnh ở Trung Quốc, do đó khi ông Romney nắm quyền ông ấy sẽ đầu tư mạnh hơn nữa vào Trung Quốc.

Có 2 luồng ý kiến như vậy, nhưng tôi cho rằng người dân Trung Quốc không thích ông nào cả, vì ông nào nắm quyền thì cũng vậy.

Bởi họ nhìn thấy chính sách của nước Mỹ có lẽ là xuyên suốt từ sau chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, tức là đều lấy yếu tố Trung Quốc ra để tranh luận.

Ở Việt Nam cũng chia ra làm 2 luồng ý kiến, nhiều người nói họ thích ông Romney đơn giản vì họ thích một gương mặt mới. Có lẽ cũng không ít cử tri Mỹ bỏ phiếu theo cảm tính như vậy.

Xin cảm ơn Tiến sỹ!

Đỗ Hường(thực hiện)
Bình luận