Nga ''giải cứu' tàu ngầm hạt nhân ở Bắc Cực

Thế giớiThứ Năm, 11/10/2012 02:14:00 +07:00

(VTC News) - Trong bản dự thảo sửa đổi Chiến lược phát triển Bắc Cực, Nga đã lên kế hoạch trục với và xử lí 2 tàu hạt nhân đã bị đắm là K-27 và K-159.

(VTC News) - Trong bản dự thảo sửa đổi Chiến lược phát triển Bắc Cực, Nga đã lên kế hoạch trục với và xử lí cạn 2 tàu hạt nhân đã bị đắm là K-27 và K-159.

Thông tin trên được Báo Tiếng nói nước Nga đưa ra dựa trên nguồn tin từ chính phủ, bài báo cũng cho biết ngoài các tàu ngầm bị đắm ở Bắc Băng Dương, Nga còn tập trung đặc biệt vào xử lí các loại chất thải hạt nhân còn sót lại ở khu vực này từ thời Liên Xô.

K-27 là tàu ngầm được trang bị động cơ nguyên tử làm mát bằng chất lỏng hạ thủy năm 1962. Nó chỉ có được 3 chuyến đi, hành trình cuối là năm 1968 trước khi nó gặp phải thảm họa do lò phản ứng.

Tàu ngầm K-27 khi còn phục vụ trong Hải quân Nga (Ảnh tư liệu) 

Sau đó, chính phủ Liên Xô đã có nhiều kế hoạch để trùng tu, nâng cấp K-27 để tái sử dụng. Tuy nhiên, dự án này đã không thành công và nhà chức trách quyết định dùng cách đơn giản nhất để loại bỏ nó là đánh đắm xuống khu vực dùng để thử nghiệm hạt nhân tại biển Kara  năm 1981.

Mặc dù các hướng dẫn quốc tế khuyến cáo các tàu hạt nhân ngừng hoạt động phải được chôn sâu ít nhất 3.000m nhưng Hải quân Liên Xô (cũ) chỉ đánh đắm nó ở vùng biển sâu 75m.

Trong khi đó, năm 2003, tàu K-159 đã bị chìm ở biển Barents khi đang trên đường kéo về cảng xử lí. Nếu K-27 bị đắm ở độ sâu 75m có thể dễ dàng trục vớt và xử lí thì các chuyên gia đang tỏ ra lo ngại về trường hợp của K-159.


Hiện nay, không ai biết chính xác độ sâu vị trí của tàu K-159 đắm mà chỉ dự đoán vào khoảng 170m đến 250m dưới mực nước biển.


Chuyên gia an toàn hạt nhân Nilsen cho biết: "Thách thức lớn nhất hiện nay của công việc này là đưa tàu lên mặt nước mà không làm rung động mạnh lò phả ứng. Nếu không sẽ xảy ra một phản ứng hạt nhân dây chuyền không thể kiểm soát và phóng xạ sẽ rò rỉ ra toàn bộ khu vực Bắc Cực".

Theo tài liệu lưu trữ của Nga, đáy biển Bắc Băng Dương đang có 17.000 thùng chất thải phóng xạ, 19 tàu bị nhiễm xạ, 14 lò phản ứng hạt nhân gặp trục trặc và đa số đều được chôn xuống đáy biển từ thời Liên Xô.

Tùng Đinh

Bình luận
vtcnews.vn