Video, ảnh: 'Bẻ cánh' siêu chiến đấu cơ F-22 của Mỹ

Thế giớiThứ Ba, 31/07/2012 12:57:00 +07:00

(VTC News) - Năm 2009, Tư lệnh Không quân Mỹ, Tướng Norton Schwartz đã tự tin khẳng định F-22 là máy bay chiến đấu mạnh nhất thế giới nhưng bây giờ thì sao?

(VTC News) - Năm 2009, Tư lệnh Không quân Mỹ, Tướng Norton Schwartz đã tự tin khẳng định F-22 là máy bay chiến đấu mạnh nhất thế giới nhưng bây giờ thì sao?

XEM F-22 RAPTOR ĐẤU VỚI SUKHOI T-50

3 năm sau khi được tuyên bố là máy bay chiến đấu trên không tốt nhất thế giới, F-22 đã bị hạ gục bởi nhóm phi công Đức điều khiển phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu Typhoon trong một cuộc chiến đấu giả lập.

Trong báo cáo mới nhất của tạp chí Combat Aircraft đã đề cập đến chiến thuật hạ gục F-22 của các phi công Đức đồng thời cũng nhắc lại vấn đề cung cấp khí đang bị lỗi của nó khiến các phi công sợ hãi.

Hai chiếc F-22 trong một chuyến bay huấn luyện tại căn cứ không quân Andersen 

Giữa tháng 6 vừa qua, 150 phi công Đức cùng với 8 chiếc máy bay chiến đấu bình thường, không tàng hình Typhoon đã có mặt tại căn cứ không quân Eielson ở vùng Alasa của Mỹ.

Họ đến để tham gia cuộc diễn tập Red Flag do Mỹ tổ chức với sự tham dự của 100 máy bay chiến đấu đến từ các quốc gia như Nhật Bản, Australia, Ba Lan và một số nước NATO khác.


Trong cuộc diễn tập kéo dài 2 tuần này đã 8 lần các máy bay Typhoon hạ gục được F-22 trong các cuộc không chiến ảo tầm gần.

Điều này đã khiến của Đức và Mỹ kinh ngạc, Thiếu tá Marc Gruene của Không quân Đức đã nói với Combat Aircraft là: "Chúng tôi đã ngang hàng với nhau".


F-22 trong cuộc diễn tập gần đây cùng gần 100 máy bay chiến đấu của các nước tại Alaska 

Marc Gruene không cho biết chiến thuật chính xác của các phi công Đức, tuy nhiên, ông bật mí rằng mấu chốt để chiến thắng F-22 là tiến càng gần nó càng tốt và đặc biệt là "người Mỹ không nghĩ chúng tôi lại mạo hiểm và hung hăng đến thế".

Gruene cho biết, khi chiến đấu tầm xa trên không F-22 là một con quái vật không đối thủ khi có khả năng tàng hình hiện đại, các radar tiên tiến cùng với sự hỗ trợ tuyệt vời từ các tên lửa tầm xa  AMRAAM.

Tuy nhiên ở cự li gần thì F-22 lại trở nên nặng nề với cơ thể đồ sộ của mình, và khi đó các máy bay Typhoon không phải sợ nó nữa.


Cặp bay đôi của 2 máy bay Typhoon 

Điều này đã khiến cho người Mỹ lo ngại khi mà trong nhiều năm liền họ vẫn xem F-22 là con bài chủ lực. Thậm chí, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates năm 2009 đã tự tin cắt giảm số lượng sản xuất của F-22 chỉ còn 187 chiếc vì quá tự tin vào nó.

Người Mỹ đã hi vọng F-22 có thể đảm nhận nhiệm vụ trên không trong ít nhất 10 năm tiếp theo mặc dù vẫn có một số vấn đề, ví dụ như lỗi cấp khí khiến các phi công nghẹt thở trong lúc điều khiển.

Máy bay Typhoon cùng với các vũ khí của nó trước khi cất cánh 

Tuy nhiên, một thực tế đau lòng cho F-22 đó là trong chiến tranh hiện đại, đa số các trận chiến giữa các máy bay đều xảy ra ở cự li gần và đó là dấu hiệu không hề tốt cho F-22 trong tương lai.


Video thể hiện sức mạnh của F-22 Raptor 


XEM F-22 RAPTOR THỂ HIỆN SỨC MẠNH

Tùng Đinh

Bình luận
vtcnews.vn