'Máy bay săn ngầm của Mỹ sẽ tới Philippines'

Thế giớiThứ Ba, 03/07/2012 11:25:00 +07:00

(VTC News)- Philippines nói họ có thể đề nghị máy bay săn ngầm của Mỹ giám sát tình hình ở vùng biển thuộc chủ quyền nước này.

(VTC News) - Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 2/7 nói, Philippines có thể mời máy bay Mỹ giám sát Biển Đông, vì Philippines không có loại trực thăng có khả năng như vậy.

"Philippines có quá nhiều nhu cầu....như hệ thống giám sát bờ biển, radar của Philippines không thể giám sát toàn bộ bờ biển", ông Aquino nói trong buổi phỏng vấn hôm 2/7.

>>PHẢN ĐỐI NHỮNG HÀNH ĐỘNG PHI PHÁP CỦA TRUNG QUỐC

Hải quân Mỹ và Philippines cùng lực lượng bảo vệ bờ biển đã bắt đầu cuộc tập trận kéo dài 9 ngày ở diễn ra ở vùng biển Mindanao, phía Nam Philippines. Cùng ngày, ông Aquino tuyên bố, Philippines có thể mời máy bay Mỹ giám sát ở Biển Đông.

Người phát ngôn hải quân Philippines nói, mục đích cuộc tập trận chung nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa của hai nước, nâng cao khả năng phối hợp, và không nhằm vào bên thứ 3.

Quân đội Mỹ ở căn cứ không quân lớn nhất của Philippines

Khoảng 400 binh sĩ hải quân Philippines, 350 binh sĩ Mỹ và 50 nhân viên thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines và 150 nhân viên của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ tham gia cuộc tập trận chung.

Trong đó, Philippines sẽ điều 4 tàu chiến, chủ yếu là tàu chiến cũ của Mỹ để lại trong thế chiến 2. Mỹ sẽ điều tàu khu trục USS Vandergrift và tàu cứu hộ USNS Safeguard. Ngoài ra, Mỹ còn điều các máy bay giám sát P3C Orion và trực thăng SH-60B.

Những cuộc tập huấn quân sự giữa Mỹ và Philippines bắt đầu từ năm 1995, đây là hoạt động thường niên. Ngày 30/6, hàng trăm người dân Philippines đã biểu tình sau khi tàu quân sự của Mỹ cập cảng Philippines, một trong số những người biểu tình nói: "Chúng tôi không muốn người Mỹ xuất hiện trên lãnh thổ Philippines".

Về cuộc tập trận chung, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines nói, đứng trước những thách thức như hiện nay, cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines là hết sức cần thiết và quan trọng.

Tổng thống Philippines Aquino

Cùng ngày, ông Aquino nói, Philippines có thể sẽ mời máy bay Mỹ giám sát tình hình trên Biển Đông, vì Philippines không có loại máy bay có khả năng như vậy. Loại máy bay mà Philippines nói là máy bay giám sát P3C Orion của Mỹ.

Tháng 8/2011, Bộ Tư lệnh phụ trách Thái Bình Dương của Mỹ tuyên bố, Mỹ sẽ cung cấp cho Philippines những thiết bị giám sát, đổi lại, "Philippines hãy mở thêm nhiều không phận cho máy bay quân sự của Mỹ".

Cũng trong hôm 2/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, tình hình ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham hiện nay đã tương đối ổn định, số lượng tàu công vụ của Trung Quốc ở khu vực này đã giảm, hy vọng Philippines không có những phát ngôn khiêu khích nữa, thay vào đó, hãy làm những việc có lợi cho quan hệ hai bên.

Hai nước Trung Quốc và Philippines liên tiếp khẩu chiến kể từ khi xảy ra va chạm tàu ở bãi đá không có người sinh sống Scarborough/Hoàng Nham hồi đầu tháng 4 vừa qua.

Mỹ viện trợ quân sự cho Philippines sẽ không vượt quá giới hạn

Chuyên gia của Viện khoa học chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương Hứa Lợi Bình nói, Mỹ đã thực hiện những gì họ nói là chuyển trọng tâm chiến lược sang Châu Á-Thái Bình Dương.

Chuyên gia Hứa Lợi Bình cho rằng, so với những cuộc tập trận của Mỹ với các nước ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trước đây, thì cuộc tập trận lần này lớn hơn cả về quy mô và nội dung.

Năm nay, quân đội Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tháng trước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, khoảng 60% hải quân mỹ sẽ hiện diện ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trước năm 2020.

Số liệu thống kê cho thấy, hải quân Mỹ hiện nay có 11 tàu khu trục, trong đó có 6 tàu đậu ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (tương đương 55%). Hứa Lợi Bình cho rằng, Mỹ chỉ cần bố trí thêm 5% lực lượng quân sự nữa là đạt mục tiêu đề ra là 60%.

4 tàu hải giám Trung Quốc ở Biển Đông
Hôm 2/7, Tổng thống Aquino nói với báo chí Anh, Philippines sẽ mời máy bay chống tàu ngầm của Mỹ tới vùng biển phía Nam philippines. Ông Hứa Lợi Bình cho rằng, Philippines sẽ không thành công với ý định này.

Ông Hứa cho rằng, Mỹ đang thực thi 'chính sách mơ hồ' về vấn đề Philippines, 'ủng hộ Philippines' với 'lợi ích của Mỹ' là hai vấn đề khác nhau. Nhưng về mặt quân sự, Mỹ sẽ bảo đảm khả năng phòng ngự tối thiểu cho Philippines.

"Thế nhưng, điều này lại là tín hiệu sai lầm cho Philippines, nước lớn như Mỹ nên chọn giải pháp đàm phán để giải quyết vấn đề này, không nên chọn cách thiếu ổn thỏa như vậy", ông Hứa nói.

Ông Hứa nhận định, trong vấn đề Mỹ điều máy bay chống tàu ngầm giám sát Biển Đông, Mỹ có ranh giới riêng của họ, Biển Đông không phải là lợi ích cốt lõi của Mỹ, tiến sâu hơn vào khu vực này hoàn toàn không có lợi cho Mỹ.

Do đó, Mỹ sẽ không viện trợ quân sự cho Philippines quá nhiều, càng không chạy đua vũ trang ở khu vực này.

Đỗ Hường


Bình luận
vtcnews.vn