Thế giới 24h: Nga giao chiến hạm tàng hình cho Ấn Độ

Thế giớiThứ Sáu, 22/06/2012 05:14:00 +07:00

(VTC News) – Nga giao chiến hạm tàng hình cho Ấn Độ, Tổng thống Assad sẽ được miễn trừ nếu từ bỏ quyền lực,...

(VTC News) – Nga giao chiến hạm tàng hình cho Ấn Độ, Tổng thống Assad sẽ được miễn trừ nếu từ bỏ quyền lực, Campuchia không dẫn độ bạn  Bạc Hy Lai đến Trung Quốc,… là những tin đáng chú ý trong  ngày.

Nga giao chiến hạm tàng hình cho Ấn Độ

Một tàu hộ vệ tàng hình được Nga chế tạo cho hải quân Ấn Độ hôm nay cập cảng Mumbai của quốc gia Nam Á.

Lễ đón chiến hạm INS Teg có sự tham gia của các sĩ quan hải quân cấp cao Ấn Độ cũng như các quan chức và nhà ngoại giao Nga, RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên lãnh sự quán Nga tại Mumbai.

Tàu hộ vệ tàng hình INS Teg 

INS Teg là chiếc đầu tiên trong số các tàu hộ vệ có tên lửa dẫn đường thuộc lớp Krivak III (hay còn gọi là lớp Talwar) cải tiến. Các chiến hạm này được đóng tại nhà máy đóng tàu Yantar theo một hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD được ký năm 2006.

Hai chiếc tàu còn lại sẽ được chuyển tới Ấn Độ trong khoảng một năm nữa, người phát ngôn của nhà máy Yantar cho biết hồi tháng 4. Loại tàu hộ vệ nặng 3.970 tấn này được trang bị các công nghệ tàng hình và 8 tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos có tầm bắn 290 km.

20 năm tù giam cho kẻ đánh bom Bali

Nghi phạm chính gây ra cái chết cho hơn 200 người trong vụ khủng bố ở đảo Bali năm 2002 sẽ chỉ phải chịu án tù 20 năm, thay vì tử hình như nhiều người Indonesia mong đợi.

Sau 4 tháng xét xử, tòa án Jakarta hôm qua đã kết án 20 năm tù giam cho Umar Patek, 45 tuổi, vì tội đã chế tạo thuốc nổ và vũ khí cho vụ đánh bom ở đảo Bali, Indonesia, 10 năm trước.

Nghi phạm chính của vụ đánh bom Bali Umar Patek trong phiên tòa hôm qua 

Ban đầu, bồi thẩm đoàn đã kết án tử hình cho Patek, giống như các đồng phạm của hắn trước đó. Tuy nhiên, tên này đã quyết định kháng cáo lên một tòa án cao hơn, theo lời luật sư bào chữa Asludin Hatjani.

"Umar Patek đã thực hiện tội ác ấy bởi anh ta phải chịu áp lực từ nhiều kẻ khác. Patek không thể thuyết phục họ giảm quy mô của các vụ tấn công, mặc dù đã cố gắng hết sức để làm điều đó", CNN dẫn lời Hatjani.

Tổng thống Assad sẽ được miễn trừ nếu từ bỏ quyền lực?

Mỹ và Anh đang cân nhắc khả năng miễn truy tố pháp lý đối với Tổng thống Syria Bashar Assad nếu ông chịu từ bỏ quyền lực.

Tờ Guardian đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chủ trương thuyết phục cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đứng ra triệu tập một hội nghị hòa bình để bàn sâu thêm về ý tưởng này.

Vợ chồng Tổng thống Syria Assad

Tờ báo này nói rằng Tổng thống Yemen President Ali Saleh khi từ bỏ quyền lực đã được hưởng quyền miễn truy tố mặc dù bị cáo buộc liên quan tới việc sát hại các dân thường. Và đây có thể được coi là một mô hình tiềm năng.

Theo tờ Telegraph, ông Assad có thể được an toàn sang Thụy Sỹ để tham gia vào cuộc thương lượng hòa bình theo kế hoạch này.

Campuchia không dẫn độ bạn Bạc Hi Lai đến Trung Quốc

Chính phủ Campuchia khẳng định không dẫn độ kiến trúc sư người Pháp Patrick Devillers có quan hệ với Bạc Hi Lai đến khi vụ việc được điều tra rõ ràng. Ông Devillers, 52 tuổi, bị bắt giữ ở Campuchia ngày 13/6.

Trả lời các phóng viên đêm 21/6, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong nói: “Quyết định chính thức được đưa ra là chúng tôi sẽ vẫn giữ ông ấy tại Campuchia và không dẫn độ đến nước nào cả, cho dù là Pháp hay Trung Quốc”.

 Ngôi nhà của ông Patrick Devillers tại Phnom Penh

Theo cảnh sát Campuchia, lệnh bắt giữ được tiến hành từ đề nghị của Trung Quốc vì tình nghi ông Devillers phạm pháp ở Trung Quốc. Tin cho hay ông Devillers có thể dính líu tới vụ sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood hồi tháng 11/2011. Vợ của Bạc Hi Lai, bà Cốc Khai Lai, được coi là nghi phạm hàng đầu trong vụ việc và đã bị bắt giữ để điều tra.

Ngoại trưởng Namhong cho biết đến nay Campuchia chưa có thông tin chi tiết về những hành vi phạm tội mà ông Devillers bị cáo buộc. Ông Namhong nói Campuchia cần được cung cấp thêm bằng chứng về những hành động sai trái của Devillers trước khi quyết định di lý ông về quốc gia khác hay không.

Mỹ cấp radar kiểm soát hỏa lực cho 3 nước châu Á

Theo mạng tin Defence Professional của Mỹ, mới đây công ty công nghệ quốc phòng và không gian vũ trụ toàn cầu Northrop Grumman của Mỹ nhận được một hợp đồng cung cấp các thiết bị quân sự nước ngoài (FMS) trị giá 87,8 triệu USD, theo đó chuyển giao loại radar kiểm soát hỏa lực trên không APG-68(V)9 cho Thái Lan, Iraq và Oman để trang bị trên máy bay chiến đấu F-16.

Một radar kiểm soát hỏa lực của Mỹ. Ảnh: minh họa

Theo kế hoạch, công ty Northrop Grumman sẽ bán 43 hệ thống radar APG-68(V)9 cho 3 nước, trong đó 6 hệ thống ra đa cho Lực lượng Không quân Hoàng gia Thái Lan; 22 hệ thống radar cho lực lượng không quân Iraq và 15 hệ thống radar cho Lực lượng Không quân Hoàng gia Oman.

Công ty Northrop Grumman cho biết, từ nay đến tháng 3/2015, công ty sẽ hoàn thành kế hoạch chuyển giao toàn bộ số lượng ra đa đó cho ba nước.

Hải quân Mỹ - Hàn - Nhật tập trận chung

Trong 2 ngày 21 và 22/6, Hải quân Mỹ sẽ tập trận trên biển cùng với Hải quân Hàn Quốc và Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản.

Hình ảnh chụp trên tàu sân bay chiến đâu USS George Washington của Hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận trước đây với Hàn Quốc  


Cuộc tập trận diễn ra trên vùng biển quốc tế với mục đích củng cố an ninh khu vực và tăng khả năng ổn định, tương tác và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hải quân 3 nước tham gia.

Nội dụng bao gồm các hoạt động của trực thăng, máy bay chiến đấu, tàu khu trục và một số tàu chiến khác. Ngoài ra còn có sự trao đổi nhằm học tập kinh nghiệm và kĩ năng chiến đấu giữa các sĩ quan và binh sĩ hải quân.

Tàu lặn Trung Quốc thử nghiệm lần 3

Hôm nay, 22/5,tàu lặn có người lái Giao Long đã thử nghiệm lần 3 trên biển, và đạt độ sâu 6.953m.

3 thuyền viên trên tàu Giao Long làm nhiệm vụ lấy mẫu dưới đáy biển, thăm dò, và chụp ảnh.

Tàu lặn Giao Long chuẩn bị hạ thủy 

Dự kiến trong lần thử nghiệm thứ tư, Giao Long sẽ đạt độ sâu tối đa 7.000m trong lần thử nghiệm trang mạng Sina đưa tin.

Khác với những lần thử trước, Giao Long mất 20 phút để tìm ra vị trí hạ thủy tốt nhất.

Nga thừa nhận vận chuyển vũ khí cho Syria

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, Alexander Lukashevich nói: “Con tàu Alaed khởi hành từ ngày 11/6 mang theo nhiều trực thăng chiến đấu Mi-25 thuộc quyền sở hữu của chính phủ Syria.”

Hiện tàu Alaed vẫn đang trên đường trở về Nga sau khi bị chính phủ Anh chặn lại ở cảng Scotland hôm 18/6 do nghi án “tiếp tế vũ khí” cho Syria. Dự kiến con tàu sẽ cập cảng Murmansk, Nga hôm 23/6 tới.

Tàu chở hàng Alaed đang trên đường trở về Nga sau khi bị chặn lại ở Anh hôm 18/6 vì nghi ngờ 'tiếp tế vũ khí' cho Syria 

Theo ông Alexander Lukashevich, Nga sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực công nghệ, quânsựvớiSyria.

Tuy nhiên, Moscow cũng cho biết sẽ thận trọng hơn trong vấn đề vận chuyển vũ khí nhằm hạn chế khả năng chính quyền Damascus lạm dụng nó để đàn áp lực lượng biểu tình hòa bình.

Mỹ cấp tàu cho cảnh sát biển Philippines bắt 'buôn lậu'

 “Mỹ sẽ cung cấp thêm tàu tuần tra cho cảnh sát biển Philippines để bắt giữ những kẻ buôn lậu ở Hoàng Nham/Scarborough”, Đại sứ Mỹ ở Philippines nói.

Hôm 21/6, đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Thomas Jr nói Mỹ “rất tự hào được hợp tác” với chính quyền Tổng thống Aquino III.

Tờ Philippines Iquirer dẫn lời ông Thomas nói, Mỹ sẽ tăng cường trang bị cho cảnh sát quốc gia Philippines tại khu vực Hoàng Nham/Scarborough.

Trước đó, Mỹ đã cung cấp cho Philippines 4 tàu và dự kiến cung cấp thêm 2 chiếc nữa để “cảnh sát Philippines bắt những kẻ buôn lậu”.

"Sự quan tâm của chúng tôi tại Palawan chủ yếu là hỗ trợ các nỗ lực bảo vệ môi trường", ông Thomas nói thêm.

Tàu tuần tra Gregorio del Pilar của Philippines 

Cũng trong ngày 21/6 ông Thomas Jr kêu gọi Manila và Bắc Kinh ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp hòa bình cho những tranh chấp của hai nước tại Biển Đông. Trước đó, Mỹ đã cung cấp cho Philippines 4 tàu và dự kiến cung cấp thêm 2 chiếc nữa để “cảnh sát Philippines bắt những kẻ buôn lậu”.

"Sự quan tâm của chúng tôi tại Palawan chủ yếu là hỗ trợ các nỗ lực bảo vệ môi trường", ông Thomas nói thêm.

Cũng trong ngày 21/6 ông Thomas Jr kêu gọi Manila và Bắc Kinh ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp hòa bình cho những tranh chấp của hai nước tại Biển Đông.

Đỗ Hường (tổng hợp)


Bình luận
vtcnews.vn