Trung Quốc hết cơ hội xuất khẩu tàu cao tốc

Thế giớiThứ Sáu, 05/08/2011 06:32:00 +07:00

(VTC News) – Trung Quốc không còn cơ hội tham gia vào ngành đường sắt cao tốc ở Mỹ, Âu châu vì hiện nay các nước rất coi trọng mức độ an toàn phương tiện này

(VTC News) – Cơ hội xuất khẩu công nghệ tàu cao tốc của Trung Quốc đang đối mặt với thách thức lớn khi sau tai nạn thảm khốc tàu cao tốc khiến 43 người thiệt mạng, 200 người bị thương tại Trung Quốc ngày 23/7 vừa qua.

Hôm 23/7, một con tàu cao tốc đâm phải một con tàu khác đang ngừng hoạt động vì bị sét đánh. 43 người thiệt mạng, 200 người bị thương trong vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng nhất Trung Quốc kể từ năm 2008. Nguyên nhân tai nạn được xác định là do lỗi "đèn tín hiệu".

Tai nạn thảm khốc này đã dấy lên những nghi ngờ về tính an toàn của tàu cao tốc, khi Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng mạng lưới tàu tốc độ cao lớn nhất thế giới. Giới chức Trung Quốc đã yêu cầu thanh sát khẩn cấp an toàn đường sắt nước này.

Không ít lo ngại rằng vụ tai nạn vừa qua có thể làm ảnh hưởng đến cơ hội xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc và phá vỡ các kế hoạch trong nước. Chính phủ Trung Quốc đã sa thải 3 quan chức để xoa dịu cơn giận dữ của dân chúng sau tai nạn hồi vừa qua.

Hãng sản xuất tàu khách hàng đầu của Trung Quốc và tập đoàn đường sắt Trung Quốc đang tìm cách thâm nhập thị trường Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên, báo giới nước ngoài cho hay, sau vụ tai nạn ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc thì “cơ hội của họ đã là con số không”, theo ông Edwin Merner, chủ tịch công ty đầu tư Atlantis tại Tokyo. "Tôi không nghĩ rằng họ có thể khôi phục lại lòng tin của các nhà đầu tư”, ông nói.

Tai nạn tàu cao tốc hôm 23/7

Thanh sát lại mức độ an toàn

Sau vụ tai nạn thảm khốc hôm 23/7, Trung Quốc đã yêu cầu xem lại mức độ an toàn của hệ thống đường sắt cao tốc và trừng phạt nghiêm túc những người có trách nhiệm liên quan. Hôm 25/7, trả lời các câu hỏi của phóng viên từ Bloomberg News, một quan chức của công ty TNHH đầu tư nói vẫn còn "quá sớm" để đánh giá các tác động của tai nạn trên đến các đơn đặt hàng xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc.

Một số chuyên gia phân tích cho biết, cơ hội xuất khẩu công nghệ tàu cao tốc của Trung Quốc đã là con số 0. Sau tai nạn tàu cao tốc hôm 23/7, nhiều du khách nước ngoài đã nghi ngờ về chất lượng và mức độ an toàn của tàu cao tốc Trung Quốc. Và họ có khả năng sẽ ngồi máy bay nhiều hơn.
Đường sắt cao tốc phát triển quá nhanh?

Nhà phân tích tại công ty cổ phần chứng khoán Mirae Asset ở Seoul, Hàn Quốc nhận xét: "Trung Quốc đã đầu tư lớn để xây dựng xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc. Vấn đề là họ đang làm quá nhanh, giống như thổi một quả bong bóng. Nếu thổi quá to, nó sẽ nổ.”

Báo giới Anh hôm 26/7 cho biết, tai nạn thảm họa thảm họa tàu cao tốc hôm 23/7 đã khiến chúng tôi phải xem xét lại về tốc độ phát triển quá nhanh của ngành đường sắt Trung Quốc, điều này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế hoạch xuất khẩu công nghệ tàu cao tốc của Trung Quốc. Trong nhiều blog cũng thể hiện quan điểm như vậy, cho rằng sự cố lần này sẽ làm giảm lượng khách đi tàu cao tốc của Trung Quốc.

Từ tự hào đến thất vọng?

Giới chức Trung Quốc đã ban hành khẩn cấp lệnh thanh tra mức độ an toàn đường sắt quốc gia. Mở rộng để phát triển song việc đó phải được tiến hành một cách tuần tự. Điều này đáng lẽ không nên xảy ra".

Giấc mơ tàu phát triển tàu cao tốc của Mỹ đã bắt đầu từ năm 1991, nhưng kém xa so với sự phát triển tàu cao tốc của một số nước như Pháp, Nhật và Trung Quốc. Phó giám đốc Bộ đường sắt cho rằng, công nghệ tàu cao tốc của Trung Quốc rất hiện đại và đã có một vị trí nhất định, nhiều nước còn kém xa chúng tôi về công nghệ tàu cao tốc”. Ông nói.

Trung Quốc luôn tự hào vì sự phát triển tàu cao tốc nhanh số 1 thế giới nhưng đó chỉ là ảo tưởng vì trên thực tế, chất lượng và mức độ an toàn không hề được đảm bảo, đặc biệt là sau sự cố hôm 23/7.

Chính quyền Bắc Kinh hiện vẫn tìm mọi cách để trấn an nỗi lo ngại của công chúng về sự an toàn, cách xử lý tai nạn và nỗi sợ hãi cho tương lai của hệ thống đường sắt cao tốc - niềm tự hào của nước này.

Hàng ngày, mạng lưới đường sắt phục vụ hàng trăm triệu lượt người. Vì thế, trục trặc dù nhỏ cũng có thể gây ra hiệu ứng vô cùng lớn. Có ý kiến cho rằng yếu tố an toàn đã bị xem nhẹ khi nước này vội vã phát triển hệ thống đường sắt hàng đầu thế giới.

Các bloggers thì kêu gọi Bộ trưởng Đường sắt Thịnh Quang Tổ từ chức và cảnh báo dân chúng tránh xa đường sắt cao tốc. "Kỹ sư đường sắt không bao giờ đi tàu cao tốc vì họ biết rõ nguy hiểm", một blogger viết.

Trước đó, giới chức Trung Quốc cho biết nguyên nhân gây tai nạn hôm 23/7 là do thời tiết, lỗi tín hiệu… Nhưng luận cứ này không thể thuyết phục được bất kỳ ai.

Tuyến tàu cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải có ghi vấn?

Chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán Mitsubishi cho rằng, Trung Quốc không còn cơ hội tham gia vào ngành đường sắt cao tốc ở Mỹ, châu Âu…, vì hiện nay các nước rất coi trọng chất lượng và mức độ an toàn của tàu cao tốc.

Ba quan chức cao cấp ngành đường sắt Thượng Hải đã bị sa thải. Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc Thịnh Quang Tố đã công khai xin lỗi công chúng và công bố một chiến dịch an toàn kéo dài hai tháng để thúc đẩy việc bảo trì và kiểm soát hệ thống đường sắt cao tốc của nước này.

Phát ngôn viên Bộ Đường sắt khẳng định chất lượng tàu cao tốc của Trung Quốc là đảm bảo và cho rằng nguyên nhân gây sự cố này là do lỗi tín hiệu…Không những du khách nước ngoài mà ngay cả người dân Trung Quốc cũng đã mất niềm tin ở ngành phát triển tàu cao tốc Trung Quốc.

Một số cư dân mạng cho rằng vụ tai nạn tàu cao tốc không chỉ cho thấy tham vọng lớn lao và nỗ lực của Trung Quốc trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc mà còn thêm vào nỗi thất vọng của dân chúng về kiểu quản lý của chính quyền đất nước”.

Cho dù cuộc điều tra nguyên nhân tai nạn đang được tiến hành, nhưng nhiều ý kiến cho rằng mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc không an toàn.

Người ta cũng cho rằng Trung Quốc mắc bệnh ‘thành tích” trong việc xây dựng đường sắt cao tốc ở Trung Quốc. Có thể giới chức đường sắt đã cố tình bỏ qua những tiêu chuẩn về kỹ thuật và an toàn để đẩy nhanh tiến độ, lập thành tích.

Tương lai mịt mù

Vì những yếu tố trên, từ lâu người ta đã lo sợ rằng mạng lưới đường sắt mở rộng quá nhanh của Trung Quốc dễ có tai nạn nghiêm trọng nhưng vụ tai nạn ở Ôn Châu tối hôm thứ Bảy, một sự kiện vượt quá mọi dự báo về độ thảm khốc. Đó cũng là một bài học xương máu cho toàn ngành đường sắt Trung Quốc.

Rõ ràng, tai nạn tàu cao tốc hôm 23/7 đã giáng một đòn nặng vào ngành đường sắt cao tốc của Trung Quốc, khiến cho tương lai của đường sắt cao tốc tối đen như mực.

Tra cứu kết quả tuyển sinh Đại học – Cao đẳng 2011 nhanh nhất tại: http://diemthi.vtc.vn


Đỗ Hường


Bình luận
vtcnews.vn