Libya 14/4: 3 điều kiện xuống thang của Gaddafi

Thế giớiThứ Năm, 14/04/2011 12:43:00 +07:00

(VTC News) - Các nhà lãnh đạo phương Tây tăng áp lực với ông Gaddafi, Mỹ tấn công trở lại, New Zealand viện trợ thêm tiền còn Italia “tiếp lửa” cho phiến quân.

(VTC News) - Các nhà lãnh đạo phương Tây tăng áp lực với ông Gaddafi, Mỹ tấn công trở lại, New Zealand viện trợ thêm tiền còn Italia “tiếp lửa” cho phiến quân.

Mỹ tấn công trở lại

Lầu Năm Góc cho biết các máy bay của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc không kích, ném bom trực tiếp vào lực lượng phòng không của Libya - chỉ vài ngày sau khi các máy bay chiến đấu của Mỹ định rút khỏi mọi hoạt động của NATO.

Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, ông Dave Lapan cho biết kể từ ngày 4/4 tới nay (14/4), họ đã thực hiện ít nhất 3 cuộc không kích vào các lực lượng phòng không của quân đội chính phủ Libya dưới sự chỉ huy của NATO và các nhà chức trách Mỹ. Các cuộc không kích được thực hiện vào ngày 4/4, 6/4 và ngày 7/4 vừa qua.

Một trong số các máy bay chiến đấu của Mỹ ở Libya

Trước đó, các quan chức quân sự của Mỹ cho biết có khoảng 50 máy bay chiến đấu đã hoạt động trở lại sau khi Mỹ bàn giao quyền chỉ huy mọi hoạt động quân sự ở Libya cho NATO và mặc dù các cuộc không kích sẽ được thực hiện bởi các đồng minh, nhưng Mỹ vẫn sẽ cung cấp máy bay, nhiên liệu và giám sát tình hình ở đây.

Hiện chưa rõ lý do Lầu Năm Góc trì hoãn việc tiết lộ ưu thế vượt trội của phi cơ F-16 – quân át chủ bài giúp thực thi một vùng cấm bay tại Libya, tuy nhiên, đã có sự bất đồng quan điểm, chia rẽ nội bộ trong liên minh NATO về việc sử dụng loại máy bay này trong chiến dịch không kích ở Libya.

Phiến quân muốn có thêm vũ khí chiến đấu  

Ông Lapan nhận định, máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ F-16 Falcon dễ bị kiểm soát bởi các radar phòng không công nghệ cao và các thiết bị phòng không khác nên khó có thể giúp thực thi việc thành lập một vùng cấm bay ở đây. Ngoài ra, theo ông, các máy bay chiến đấu của Mỹ không phải là tất cả trong việc đánh bom chống lại các xe tăng và các phương tiện di chuyển khác của quân đội chính phủ trên mặt đất để giúp NATO hoàn thành sứ mệnh bảo vệ dân thường ở mảnh đất thuộc Bắc Phi này. Để hoàn thành sứ mệnh đó, NATO cần huy động tới các máy bay chiến đấu trên mặt đất của Mỹ, trong khi đó, tổ chức này vẫn “dậm chân tại chỗ” và các loại vũ khí tối tân trên vẫn nằm chờ lệnh.

Tình hình chiến sự ở Libya vẫn chưa hạ nhiệt 

Trước đó, ông Lapan đã từng phát biểu với báo giới: “Chúng tôi có các máy bay chiến đấu mà NATO cần và họ có thể sử dụng chúng như một phần phương tiện chiến đấu trong các cuộc không kích nhằm chống lại lực lượng phòng không của chính phủ Libya. Họ đã từng sử dụng tới chúng trong một vài đợt không kích ở đó”.

Phát ngôn viên này cũng tiết lộ: Mỹ đã ký giao hẳn 11 chiếc máy bay chiến đấu bao gồm 6 chiếc F-16, 5 chiếc EA-18 Growler - phiên bản tác chiến điện tử sử dụng trên tàu sân bay hai chỗ ngồi – được đặt ở Aviano, Italia nhằm mục tiêu tấn công vào các lực lượng phòng không, giúp thực thi việc thành lập một vùng cấm bay ở Libya.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc khẳng định, Mỹ chỉ đóng vai trò phụ trong cuộc chiến ở Libya cho dù các máy bay chiến đấu của họ vẫn hoạt động tại đây.

Các nước khác “tiếp lửa” cho phiến quân

Phiến quân vẫn quyết chiến cho tới khi ông Gaddafi chịu từ bỏ quyền lực 

Tại một hội nghị thượng đỉnh ở Qatar vào hôm qua, Anh và Pháp dẫn đầu trong việc kêu gọi sự can thiệp quốc tế nhằm ngăn chặn việc quân đội của Tổng thống Libya Gaddafi tấn công dân thường, đồng thời tạo sức ép lên các đồng minh ở NATO nhằm chia sẻ nhiều hơn nữa gánh nặng chi phí quân sự cho hoạt động không kích ở Libya và cũng là để đầu tư thêm nhiều máy bay chiến đấu nữa vào cuộc chiến ở đây.

Các nhà lãnh đạo cấp cao họp ở Qatar bàn về chiến sự Libya 

Đáp lại lời kêu gọi này, Ngoại trưởng New Zealand, ông Murray McCully vừa tuyên bố họ sẽ viện trợ 785.000 USD cho các quỹ nhân đạo, ủng hộ người dân ở Libya trong lúc khốn khó này.

Italia cũng muốn trang bị vũ khí cho phiến quân nổi dậy ở Libya và còn kêu gọi Liên Hợp Quốc cho phép sử dụng mọi loại vũ khí, phương tiện để bảo vệ dân thường như trong nghị quyết họ đã đưa ra trước đó.

Phiến quân kêu gọi NATO bảo vệ dân thường ở Libya 

Một diễn biến mới là Tổng thống Mỹ, ông Barack Obama vừa cam kết sẽ cắt giảm chi tiêu, và tăng thu thuế nhằm giảm sự thâm hụt ngân sách dài hạn. Điều này sẽ gây khó khăn thêm cho phía liên minh bởi nói như vậy đồng nghĩa với việc họ sẽ cắt giảm chi phí quân sự tại Libya trong thời gian tới.

Trong một cuộc họp tại thủ đô Doha của Qatar, các nhà lãnh đạo phương Tây cùng với các đồng minh Ả Rập của họ đã gặp gỡ đại diện Hội đồng chuyển giao quốc gia Libya của phiến quân nổi dậy để tìm ra một giải pháp chính trị nhằm giải quyết thảm họa ở Libya.

Anh và Pháp đều muốn NATO mạnh tay hơn nữa trong cuộc chiến này 

Hiện tại, cuộc chiến giữa quân đội của Tổng thống Muammar Gaddafi và phe đối lập vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống. Về phần mình, ông Gaddafi cho biết ông sẽ từ bỏ quyền lực với điều kiện:

1. Ông và mọi thành viên trong gia đình cùng tùy tùng của họ phải được tự do đi lại và được an toàn tính mạng.

2. Phe đối lập phải tạo điều kiện bất cứ khi nào ông và tùy tùng muốn rời khỏi Libya, sang nước ngoài sống.

3. Ông sẽ không phải đối mặt với tòa án hình sự quốc tế như một tội phạm chiến tranh – điều mà các nhà lãnh đạo khác từng gặp phải khi từ bỏ quyền lực.

Ông Gaddafi chỉ ra đi khi các điều kiện trên được đáp ứng 

Một nguồn tin khác cho hay còn có một điều kiện nữa, đó là một trong số những người con của ông sẽ lên nắm quyền thay ông để trị vì đất nước này.

Kiều Vui(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn