Mỹ chưa thay đổi quân sự vì sát thủ tàu sân bay

Thế giớiThứ Năm, 17/02/2011 09:05:00 +07:00

(VTC News) - Mặc dù Đông Phong-21D đang tạo ra mối đe dọa mới đối với Hạm đội 7 Mỹ, nhưng Hải quân Mỹ kiên quyết không thay đổi.

(VTC News) - Mặc dù sát thủ tàu sân bay Đông Phong-21D đang tạo ra mối đe dọa mới đối với Hạm đội 7 Mỹ, nhưng Hải quân Mỹ kiên quyết không thay đổi việc bố trí quân sự tại khu vực.

Hãng BBC đưa tin, Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ Scott van Buskirk cho biết, “sát thủ tàu sân bay” - tên lửa “Đông Phong 21D”, vũ khí được coi là tượng trưng cho sức mạnh quân sự của Quân đội Trung Quốc được tăng cường, sẽ không buộc Hải quân Mỹ phải thay đổi bố trí ở Thái Bình Dương.

Tên lửa Đông Phong của quân đội Trung Quốc. 

Các chuyên gia quốc phòng cho rằng, tên lửa Đông Phong 21D của Trung Quốc có thể phá vỡ sự cân bằng sức mạnh quân sự ở châu Á do hạm đội tàu sân bay Mỹ chủ đạo kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay.

Tuy nhiên, trong tuần này, trên tàu sân bay USS George Washington, Scott van Buskirk đã trả lời phỏng vấn hãng AP cho biết, Hải quân Mỹ cho rằng, loại vũ khí làm nhiều người cảm thấy lo ngại này hoàn toàn không tạo ra điểm yếu khó có thể khắc phục cho tàu sân bay Mỹ.

Ông nói: "Đây không phải là yếu điểm chí mạng của hạm đội tàu sân bay hay hải quân của chúng ta, nó chỉ là một loại hệ thống vũ khí, một loại công nghệ hiện có".

 

Scott van Buskirk
cho biết, khả năng tấn công của Đông Phong-21D vẫn chưa được xác nhận, nhưng ông thừa nhận nó thực sự gây ra mối quan tâm đặc biệt, quân đội Mỹ đang tiến hành quan sát.

Ông nói, Hải quân Mỹ không có ý thay đổi việc triển khai ở châu Á-Thái Bình Dương vì mối đe dọa mới này, vẫn sẽ tiếp tục hoạt động tại các khu vực cần thiết của hải quân Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và các khu vực khác, “nhưng chúng tôi sẽ cẩn thận theo dõi, phản ứng với họ”.

Hạm đội 7 Mỹ chịu trách nhiệm phần lớn các vấn đề quân sự khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Việc nghiên cứu phát triển Đông Phong-21D làm cho khả năng tấn công của quân đội Trung Quốc ngày càng mở rộng ra vùng nước sâu của Thái Bình Dương, thái độ cũng ngày càng kiên quyết đối với khu vực ven biển và tranh chấp lãnh thổ.

Cuối năm 2010, tranh chấp chủ quyền đảo Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản gây ra tranh chấp ngoại giao, Trung Quốc cũng đã điều Hạm đội Đông Hải xuyên qua Eo biển Miyako, tuyên bố chủ quyền biển, được các chuyên gia cho là đột phá chuỗi đảo thứ nhất, thách thức Mỹ và Nhật Bản.

V.Dũng(Theo Liên hợp Buổi sáng)

Bình luận
vtcnews.vn