"Cần gấp rút xây dựng Bộ quy tắc ứng xử biển Đông"

Thế giớiThứ Tư, 19/01/2011 06:00:00 +07:00

(VTC News) - Hiện nay, Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) đang được ASEAN thảo luận.

(VTC News) - Hiện nay, Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) đang được ASEAN thảo luận và sẽ được đưa ra tại Hội  nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc vào tuần tới tại Côn Minh, Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những trở ngại.

Hôm qua, Indonesia cho biết, Bắc Kinh và các quốc gia Đông Nam Á cần gấp rút xây dựng những chi tiết cuối cùng của “Tuyên bố về cách ứng xử của các bênBiển Đông” (DOC), nhằm ngăn chặn xảy ra xung đột hàng hải trên biển Đông, gây ảnh hưởng đến an ninh khu vực.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa 

COC có tính cấp thiết trong tình hình hiện nay

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawacho rằng, 9 năm trước ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), hiện nay nên triển khai hội đàm để DOC có hiệu quả thực chất.

Hai bên đã ký DOC năm 2002, đưa ra nguyên tắc không sử dụng vũ lực và cùng khai thác tài nguyên, nhưng không có tiến bộ cụ thể. Tháng 10/2010, hai bên quyết định sẽ thảo luận về việc nâng cấp DOC lên thành Bộ quy tắc ứng xử (COC) có tính ràng buộc pháp lý.

Sau khi tổ chức Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại đảo Lombok (16 – 17/1/2011), Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawađã cho biết: "Đã có đủ thời gian để xem xét Bộ quy tắc ứng xử. Nếu chúng ta để mặc tình hình…, duy trì hiện trạng trì trệ hiện nay, sẽ tạo ra khó khăn không cần thiết".

Ông cảnh báo rằng, tranh chấp biển của các nước châu Á có thể mất kiểm soát, đe dọa sự ổn định của khu vực này.

Biển Đông là tuyến hàng hải chiến lược, bao quanh một số hòn đảo, trong đó có một số nước ASEAN đều tuyên bố có chủ quyền đối với các hòn đảo này.

Marty cho biết, Ngoại trưởng các nước ASEAN nhất trí cho rằng, phải gấp rút hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử.

Ông nói, đồng thời phải tìm các biện pháp khác để bảo đảm ASEAN và Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành tham vấn về Biển Đông.

Các quan chức ngoại giao cho biết, trở ngại lớn nhất để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử là Trung Quốc và ASEAN chưa đạt được thỏa thuận chung.

Nội bộ ASEAN thống nhất quan điểm về COC

Chuyên gia Trung Quốc Thái Bằng Hồng cho rằng, Trung Quốc và một số nước ASEAN tồn tại vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong nhiều năm, hai bên đều muốn giải quyết, nhưng không thể quá gấp rút.

Hội nghị không chính thức Ngoại trưởng ASEAN (ngày 16 – 17/1/2011) là hội nghị cấp Bộ trưởng đầu tiên khi Indonesia đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2011.

Từ  ngày 24 – 25/1/2011, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị vấn đề biển Đông tại Côn Minh, Trung Quốc, vì vậy hội nghị ở Lombok lần này được cho là để nội bộ ASEAN thống nhất quan điểm, tạo cơ sở đàm phán với Trung Quốc vào tuần tới.

Tại hội nghị Lombok, các Bộ trưởng đã thảo luận rộng rãi về vấn đề biển Đông và cho rằng nếu không giải quyết thỏa đáng vấn đề biển Đông, vấn đề sẽ mất kiểm soát, đe dọa sự ổn định của khu vực.

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cũng cho biết, Trung Quốc rất muốn đạt được bước tiến trong vấn đề biển Đông, và ASEAN cũng đang tìm kiếm sự đồng thuận.

Tin còn cho biết, dự kiến tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 vào tháng 10/2011 tổ chức tại đảo Bali - Indonesia, ASEAN sẽ tiếp tục tiến hành thảo luận vấn đề tranh chấp biển Đông với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Natalegawa thì “vấn đề này phải đạt được tiến bộ một cách gấp rút, nếu gác lại sẽ có khả năng nguy hiểm”. Điều này cho thấy, các nước ASEAN đã không hài lòng với hiệu lực của DOC, hy vọng xây dựng COC có tính ràng buộc pháp lý.

Sự can dự của Mỹ

Vai trò của Mỹ trong tranh chấp biển Đông cũng là tiêu điểm quan tâm của các bên.

Tờ “Bưu điện Jakarta” ngày 17/1 cho rằng, chính phủ Obama đang lợi dụng vấn đề biển Đông để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.

Tin còn cho biết, Trung Quốc sẽ đưa tàu Varyag được cải tạo xong bố trí tại khu vực biển Đông trong năm nay.

Hãng Reuters cho biết, các nước như Indonesia cũng tranh thủ thời điểm này để duy trì quan hệ tốt đẹp với hai nước Trung Quốc và Mỹ.

Chuyên gia Thái Bằng Hồng cho rằng, trong vấn đề biển Đông, phía Trung Quốc kiên quyết phản đối Mỹ và các nước khác can thiệp.

ASEAN - Trung Quốc sẽ đàm phán vào tuần tới

Ngoài ra, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hồ Chính Dược tiết lộ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ thảo luận các hoạt động kỷ niệm tròn 20 năm thiết lập quan hệ đối thoại Trung Quốc-ASEAN từ ngày 24 – 25/1/2011 tại Côn Minh.

Khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ cùng Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN trao đổi ý kiến về việc củng cố hợp tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN.

Trung Quốc và ASEAN bắt đầu đối thoại từ năm 1991, hai bên thiết lập "quan hệ đối tác chiến lược hòa bình và thịnh vượng" năm 2003.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, còn ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc. Kim ngạch thương mại song phương năm 2010 đạt 292,78 tỷ USD (khoảng 377,12309 tỷ đô la Singapore).

Lê Dũng(Theo Liên hợp Buổi sáng, Thời báo Hoàn cầu)



“Chung sức vì đồng bào nghèo cả nước”

- Ủng hộ đồng bào nghèo cả nước qua cổng thông tin 1400.

Nhắn tin theo cú pháp UHgửi 1409 của Cổng thông tin nhân đạo quốc gia là bạn đã hành động thiết thực vì đồng bào nghèo cả nước.


Bình luận
vtcnews.vn