Tổng thống Ấn Độ trực tiếp trao giải Fields Medal

Thời sự quốc tếThứ Năm, 19/08/2010 05:20:00 +07:00

(VTC News) - Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong 2 ứng viên xuất sắc có nhiều cơ hội giành được giải thưởng danh giá này.

(VTC News) -  Thông tin từ website của Đại hội toán học quốc tế 2010 (ICM – International Congress of Mathematicians 2010) cho hay, Fields Medal - giải thưởng danh giá nhất trong số các giải thưởng toán học dành cho các nhà nghiên cứu có thành tích xuất sắc tại ICM 2010 được tổ chức tại thành phố Hyderabad, Ấn Độ sẽ được đích thân bà Pratibha Patil, Tổng thống danh dự của nước chủ nhà trao tặng.
 
Đại hội toán học quốc tế 2010 sẽ được khai mạc vào sáng nay19/8 và sẽ diễn ra trong 8 ngày (từ 19 – 27/8) tại thành phố Hyderabad. Tổng thống danh dự của Ấn Độ Pratibha Patil tham gia lễ khai mạc sau đó sẽ trực tiếp trao giải Fields Medal cho 1 hoặc 2, thâm chí 4 nhà nghiên cứu xuất sắc nhất.
 

Người Việt Nam hy vọng Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ vinh dự được nhận giải thưởng Fields Medal do Tổng thống danh dự của Ấn Độ trao tặng. 

Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong 2 ứng viên xuất sắc có nhiều cơ hội giành được giải thưởng danh giá này. Một ứng viên khác cũng được đồn đoán là người có khả năng đồng nhận giải thưởng này là Giáo sư Giáo sư Đại học Harvard Jacob Lurie. Cả hai toán học gia này đều có các thành tích xuất sắc và đang dưới 40 tuổi, độ tuổi hứa hẹn còn cống hiến nhiều công trình toán học kiệt xuất cho nhân loại. 
 
Đại hội toán học quốc tế ICM là sự kiện được tổ chức 4 năm một lần. Giải thưởng Fields Medal được trao lần đầu tiên vào năm 1936 cho hai toán học gia tại đại học Harvard University và Massachusetts Institute of Technology, Mỹ.
 
Đại hội toán học quốc tế ICM được tổ chức lần đâu tiên vào năm 1897 ở thành phố Zurich, Thuỵ Sỹ. Đây là lần đầu Tiên Ấn Độ là nước chủ nhà đăng cai tổ chức sự kiện và dịp này cũng là lần thứ 3 ICM được tổ chức tại một quốc gia châu Á. Hai lần gần đây nhất sự kiện ICM được tổ chức tại Á châu là tại Nhật Bản năm 1990 và Trung Quốc năm 2002.
 
Giải thưởng Field Medal có thể được trao cho tối đa 4 người có thành tích và triển vọng xuất sắc nhất thế giới trên lĩnh vực toán học. Fields Medal được đặt theo tên của một nhà toán học người Canada J M Field, người đã dành một phần tài sản của mình để làm giải thưởng cho những nhà toán học xuất sắc dưới 40 tuổi tại các kỳ ICM diễn ra 4 năm 1 lần.

Thổng thống danh dự của Ấn Độ cũng sẽ trao các giải thưởng còn lại sau khi trao giải Fields Medal cho các nhà khoa học. Các giải thường cùng được trao trong ngày khai mạc gồm:

Giải thưởng Nevalinna (Nevanlinna Prize - đặt theo tên nhà toán học người Phần Lan Rolf Herman Nevanlinna) dành cho các thành tích xuất sắc trong lĩnh vực toán ứng dụng cho khoa học máy tính.

Giải thưởng Gauss (Gauss Prize - đặt theo tên nhà toán học người Đức Carl Friedrich Gauss, một trong những toán học gia thế giới lừng danh mọi thời đại) dành cho các công trình nghiên cứu toán có ứng dụng thực tế xuất sắc nhất.

Giải thưởng Chern (Chern Prize - đặt tên theo nhà toán học người Trung Quốc Shiing Shen Chern, một trong những hình học gia xuất sắc nhất thế kỷ 20. Đây là giải thưởng được trao giải lần đầu tiên tại kỳ ICM 2010.

Theo thông báo báo chí của nhà tổ chức sự kiện ICM 2010 được đăng tải trên website icm2010.org, lễ khai mạc sẽ diễn ra trong khoảng từ 11:00 đến 12:30 sáng ngày hôm nay 19/8 (theo giờ Indian Standard Time).
 
Ngay sau khi khai mạc, một cuộc họp báo sẽ được tổ chức vào lúc 13:00 chiều cùng ngày (giờ Indian Standard Time) tại Hội trường số 2 của Trung tâm hội nghị quốc tế Hyderabad (HICC).
 
Các nhà toán học được nhận giải thưởng sẽ có mặt trong cuộc họp báo này sau khi được giới thiệu bởi các Chủ tịch Uỷ ban lựa chọn giải thưởng ( 4 giải: Fields Medal, Nevalinna, Gauss và Chern).
 
Ngay sau khi được các Chủ tịch Uỷ ban trao giải giới thiệu, những người nhận giải thưởng sẽ được tiếp xúc với các cơ quan truyền thông, báo giới. Ngoài các thành phần trên (các chủ tịch giải thưởng, người nhận giải), các thành viên của Ủy ban Chấp hành Liên đoàn toán học quốc tế (Executive Committee of the IMU) và Ủy ban chấp hành, tổ chức sự kiện ICM 2010 cũng sẽ tham gia họp báo.
 
Theo công bố của nhà tổ chức, chỉ có những cá nhân thuộc các hãng truyền thông, báo chí đã được Ủy ban ICM 2010 thừa nhận mới được phép tham dự, đưa tin về cuộc họp báo tại Trung tâm hội nghị quốc tế Hyderabad. Mỗi hãng thông tấn, truyền hình chỉ được cử duy nhất 1 phóng viên và 1 thợ ảnh hoặc quay phim tác nghiệp tại cuộc họp báo.

Dưới đây là danh sách các nhà toán học đã từng được nhận giải thưởng khoa học danh giá và uy tín Field Medal:

Năm

Tên người giành giải Field Medal

1936

Lars Valerian Ahlfors (Harvard University)

Jesse Douglas (Massachusetts Institute of Technology)

1950

Laurent Schwartz (University of Nancy)

Atle Selberg (Institute for Advanced Study, Princeton)

1954

Kunihiko Kodaira (Princeton University)

Jean-Pierre Serre (University of Paris)

1958

Klaus Friedrich Roth (University of London)

René Thom (University of Strasbourg)

1962

Lars V. Hörmander (University of Stockholm)

John Willard Milnor (Princeton University)

1966

Michael Francis Atiyah (Oxford University)

Paul Joseph Cohen (Stanford University)

Alexander Grothendieck (University of Paris)

Stephen Smale (University of California, Berkeley)

1970

Alan Baker (Cambridge University)

Heisuke Hironaka (Harvard University)

Serge P. Novikov (Moscow University)

John Griggs Thompson (Cambridge University)

1974

Enrico Bombieri (University of Pisa)

David Bryant Mumford (Harvard University)

1978

Pierre René Deligne (Institut des Hautes Études Scientifiques)

Charles Louis Fefferman (Princeton University)

Gregori Alexandrovitch Margulis (Moscow University)

Daniel G. Quillen (Massachusetts Institute of Technology)

1982

Alain Connes (Institut des Hautes Études Scientifiques)

William P. Thurston (Princeton University)

Shing-Tung Yau (Institute for Advanced Study, Princeton)

1986

Simon Donaldson (Oxford University)

Gerd Faltings (Princeton University)

Michael Freedman (University of California, San Diego)

1990

Vladimir Drinfeld (Phys. Inst. Kharkov)

Vaughan Jones (University of California, Berkeley)

Shigefumi Mori (University of Kyoto)

Edward Witten (Institute for Advanced Study, Princeton)

1994

Pierre-Louis Lions (Université de Paris-Dauphine)

Jean-Christophe Yoccoz (Université de Paris-Sud, Orsay, France)

Jean Bourgain (Institute for Advanced Study, Princeton)

Efim Zelmanov (University of Wisconsin)

1998

Richard E. Borcherds (Cambridge University)

W. Timothy Gowers (Cambridge University)

Maxim Kontsevich (IHES Bures-sur-Yvette)

Curtis T. McMullen (Harvard University)

2002

Laurent Lafforgue (Institut des Hautes Études Scientifiques, Bures-sur-Yvette, France)

Vladimir Voevodsky (Institute for Advanced Study, Princeton)

2006

Andrei Okounkov (Princeton University)

Grigori Perelman (Russia) [declined award]

Terence Tao (University of California, Los Angeles)

Wendelin Werner (Université de Paris-Sud, Orsay, France)


Một số hình ảnh về Giáo sư Ngô Bảo Châu:

Cùng bố, GS,TSKH Ngô Huy Cẩn. 


Đội tuyển IMO Việt Nam (Ngô Bảo Châu đứng thứ 3 từ trái sang)năm 1988. 
Báo cáo thành tích sau giải Nhất Toán quốc tế. 
Ngô Bảo Châu cùng mẹ, PGS Trần Vân Hiền và Giáo sư Henri Regemorter. 

BN (Theo ICM2010, Wolfram MathWorld)
Bình luận
vtcnews.vn