Lạ lùng những hành tinh ngoài trái đất

Kinh tếThứ Ba, 22/07/2014 08:14:00 +07:00

(VTC News) - Hành tinh 'thây ma' dường như đã chết và tan vỡ thành bụi vũ trụ nhưng nay lại có dấu hiệu cho thấy nó đang hồi sinh trở lại với quỹ đạo lạ lùng.

Hành tinh đá lớn nhất Kepler-10c lớn gấp 2,3 lần Trái đất và gấp 17 lần khối lượng Trái đất, được cấu tạo bởi đá và các loại chất rắn khác. Thông  thường, một hành tinh cỡ này sẽ là hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc hoặc sao Thổ vì khí hydro và heli bị giữ lại bởi trọng lực của nó.

Hành tinh đá lớn nhất Kepler-10c lớn gấp 2,3 lần Trái đất và gấp 17 lần khối lượng Trái đất, được cấu tạo bởi đá và các loại chất rắn khác. Thông thường, một hành tinh cỡ này sẽ là hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc hoặc sao Thổ vì khí hydro và heli bị giữ lại bởi trọng lực của nó.

Hành tinh nước Gj 1214b: là một hành tinh đá chứa nhiều nước cách chúng ta 40 năm ánh sáng. Đây là siêu Trái đất duy nhất được biết đến có bầu khí quyển. Do có nhiệt độ và áp suất lớn hơn Trái đất nên nước ở đây rất khác gọi là ‘băng nóng’ và ‘nước dễ cháy’.

Hành tinh nước Gj 1214b: là một hành tinh đá chứa nhiều nước cách chúng ta 40 năm ánh sáng. Đây là siêu Trái đất duy nhất được biết đến có bầu khí quyển. Do có nhiệt độ và áp suất lớn hơn Trái đất nên nước ở đây rất khác gọi là ‘băng nóng’ và ‘nước dễ cháy’.

Hành tinh nhỏ nhất BD+20 1790b: là hành tinh giữ kỉ lục về độ ‘trẻ tuổi’ khi mới ra đời được 35 triệu năm và nằm cách chúng ta 85 năm ánh sáng trong chòm sao Song Tử.

Hành tinh nhỏ nhất BD+20 1790b: là hành tinh giữ kỉ lục về độ ‘trẻ tuổi’ khi mới ra đời được 35 triệu năm và nằm cách chúng ta 85 năm ánh sáng trong chòm sao Song Tử.

Hành tinh ‘già đời nhất” Kapteyn B: Chỉ ra đời sau Big Bang 2 tỷ năm (12,7 tỷ năm tuổi) và ở vị trí đủ gần để nước tồn tại mặc dù nó nằm ở vùng không gian xa xôi, lạnh lẽo nhất của vũ trụ.

Hành tinh ‘già đời nhất” Kapteyn B: Chỉ ra đời sau Big Bang 2 tỷ năm (12,7 tỷ năm tuổi) và ở vị trí đủ gần để nước tồn tại mặc dù nó nằm ở vùng không gian xa xôi, lạnh lẽo nhất của vũ trụ.

Hành tinh ‘vội vàng nhất’ COROT-Exo-7b: nặng gấp 8 lần Trái đất nhưng chỉ lớn gấp đôi Trái đất và có quỹ đạo nhanh nhất từng biết. Trái đất mất 8.766 giờ quay hết 1 vòng quanh mặt trời thì COROT-Exo-7b chỉ hết 20 giờ trong khi nó không phải hành tinh nằm gần sao trung tâm nhất.

Hành tinh ‘vội vàng nhất’ COROT-Exo-7b: nặng gấp 8 lần Trái đất nhưng chỉ lớn gấp đôi Trái đất và có quỹ đạo nhanh nhất từng biết. Trái đất mất 8.766 giờ quay hết 1 vòng quanh mặt trời thì COROT-Exo-7b chỉ hết 20 giờ trong khi nó không phải hành tinh nằm gần sao trung tâm nhất.

Hành tinh lạnh và xa nhất OGLE-2005-BLG-390L b: có khối lượng gấp 5,5 lần Trái đất với nhiệt độ bề mặt -220 độ C. Nó quay xung quanh một sao lùn đỏ ở xa 28.000 năm ánh sáng, khiến nó là hành tinh ngoại xa nhất được biết hiện nay.

Hành tinh lạnh và xa nhất OGLE-2005-BLG-390L b: có khối lượng gấp 5,5 lần Trái đất với nhiệt độ bề mặt -220 độ C. Nó quay xung quanh một sao lùn đỏ ở xa 28.000 năm ánh sáng, khiến nó là hành tinh ngoại xa nhất được biết hiện nay.

Hành tinh nóng nhất Kepler 70-B: có nhiệt độ hơn 7.000 độ C bề mặt vì nằm rất gần sao trung tâm. Ngôi sao của nó vừa trải qua quá trình phát nổ thành sao khổng lồ đỏ và đang co rút lại. Sức nóng của nó đang thổi bay bầu khí quyển trên Kepler 70-B từng giây.

Hành tinh nóng nhất Kepler 70-B: có nhiệt độ hơn 7.000 độ C bề mặt vì nằm rất gần sao trung tâm. Ngôi sao của nó vừa trải qua quá trình phát nổ thành sao khổng lồ đỏ và đang co rút lại. Sức nóng của nó đang thổi bay bầu khí quyển trên Kepler 70-B từng giây.

Hành tinh nhẹ nhất KOI-314c: Mặc dù có kích thước gần bằng Trái đất nhưng bầu khí quyển phình to với hydro và heli của nó lại lớn hơn 60% khí quyển Trái đất. Thực tế, bầu khí quyển của nó đang bị mất dần do ngôi sao lùn đỏ trung tâm đốt nóng.

Hành tinh nhẹ nhất KOI-314c: Mặc dù có kích thước gần bằng Trái đất nhưng bầu khí quyển phình to với hydro và heli của nó lại lớn hơn 60% khí quyển Trái đất. Thực tế, bầu khí quyển của nó đang bị mất dần do ngôi sao lùn đỏ trung tâm đốt nóng.

Hành tinh tăm tối nhất Tres-2b: Bầu khí quyển chứa đầy natri hoặc oxit titan dạng khí đã khiến thế giới cỡ Mộc tinh này phản xạ chưa tới 1% ánh sáng, biến nó thành kẻ tăm tối nhất trong họ hàng hành tinh từng biết. Nó ở cách Trái đất 750 năm ánh sáng.

Hành tinh tăm tối nhất Tres-2b: Bầu khí quyển chứa đầy natri hoặc oxit titan dạng khí đã khiến thế giới cỡ Mộc tinh này phản xạ chưa tới 1% ánh sáng, biến nó thành kẻ tăm tối nhất trong họ hàng hành tinh từng biết. Nó ở cách Trái đất 750 năm ánh sáng.

Hành tinh đậm đặc nhất CoRoT-Exo-3b: Có kích cỡ Mộc tinh, nhưng có khối lượng gấp hơn 20 lần. Nó đặc gấp đôi chì.

Hành tinh đậm đặc nhất CoRoT-Exo-3b: Có kích cỡ Mộc tinh, nhưng có khối lượng gấp hơn 20 lần. Nó đặc gấp đôi chì.

Hành tinh ‘thây ma’ chết đi sống lại Fomalhaut B: nằm cách Trái đất chỉ 25 năm ánh sáng là một hành tinh khổng lồ từng được quan sát thấy là đã chết và tan vỡ thành đám bụi vũ trụ, nhưng gần đây lại có dấu hiệu cho thấy nó đang hồi sinh trở lại. Điểm gần sao trung tâm nhất chỉ có 4,5 tỷ dặm nhưng điểm xa nhất tới 27 tỷ dặm – một quỹ đạo lạ thường.

Hành tinh ‘thây ma’ chết đi sống lại Fomalhaut B: nằm cách Trái đất chỉ 25 năm ánh sáng là một hành tinh khổng lồ từng được quan sát thấy là đã chết và tan vỡ thành đám bụi vũ trụ, nhưng gần đây lại có dấu hiệu cho thấy nó đang hồi sinh trở lại. Điểm gần sao trung tâm nhất chỉ có 4,5 tỷ dặm nhưng điểm xa nhất tới 27 tỷ dặm – một quỹ đạo lạ thường.

Bình luận
vtcnews.vn