Nhà khoa học: Việt Nam nên điều chỉnh thời gian theo mùa như Âu châu

Kinh tếThứ Sáu, 27/12/2013 12:01:00 +07:00

(VTC News) - Nhà khoa học nói Việt Nam cần điều chỉnh tăng giảm thời gian theo giờ mùa đông và mùa hè như châu Âu đang làm để thuận lợi cho hoạt động xã hội.

(VTC News) - Nhà khoa học nói Việt Nam cần điều chỉnh tăng giảm thời gian theo giờ mùa đông và mùa hè như châu Âu đang làm để thuận lợi cho hoạt động xã hội.

PGS-TS Đặng Ngọc Dinh: Thay đổi múi giờ theo mùa đông và hè là khả thi  
Trước 
nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần chuyển từ múi giờ GMT+7 sang thành GMT+8 hoặc GMT+9, PGS-TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng, thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng, việc các quốc gia thuộc múi giờ nào được tính theo nước đó nằm ở kinh tuyến thế nào đối với trái đất. 
Việc phân chia các múi giờ chỉ tương tự như phân định các cột mốc chứ không có gì đặc biệt. Và múi giờ được phân chia không phụ thuộc vào tình hình kinh tế của các quốc gia nằm trong các múi giờ khác nhau.

Các quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn như Nga hay Mỹ thường sử dụng nhiều múi
 giờ khác nhau, bởi nếu chỉ áp dụng một múi giờ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động xã hội.

Còn đối với những quốc gia không có diện tích đất đai trải ra nhiều kinh tuyến như Việt Nam thì chỉ có một múi giờ.


Rất khó để khẳng định việc áp dụng GMT+7 hay GMT+8 là tốt hơn đối với Việt Nam, bởi múi giờ nào cũng có ưu và nhược điểm của nó.

Thêm nữa, để một quốc gia phát triển và hội nhập tốt với quốc tế phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào khẳng định việc thay đổi múi giờ sẽ giúp một quốc gia phát triển hơn.

Tuy nhiên việc thay đổi múi giờ theo mùa cũng đã được nhiều quốc gia tại châu Âu tiến hành, có nhiều lợi ích xuất phát từ đó, Việt Nam có thể học hỏi những kinh nghiệm như vậy.

- Việc thay đổi múi giờ theo mùa hiện nay được các nước áp dụng ra sao?

Nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước thuộc khu vực châu Âu, họ không thay đổi hẳn múi giờ mà thay đổi theo hai mùa đông và hè. 
Mùa đông áp dụng múi giờ giảm xuống 1 tiếng, còn mùa hè lại lấy múi giờ tăng lên 1 tiếng. Họ có hai lần cộng từ 21/3 - 21/9 và sau 12h đêm 21/9-21/3 năm sau sẽ cộng khác.

Tuy nhiên trong những quãng thời gian trên, họ không đổi hẳn múi giờ mà vẫn áp dụng múi giờ cũ, thay vào đó chỉ vặn kim đồng hồ lên sớm hoặc muộn 1 tiếng.

Không chỉ giới hạn ở châu Âu mà các quốc gia châu Âu mà các nước châu Mỹ như Canada, Mỹ, Mexico hay một số quốc gia châu Á như  Iran, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ… cũng áp dụng việc thay đổi này.

Việc thay đổi này dựa trên sự xuất hiện của mặt trời. Mọi người thường hiểu khi có ánh sáng mặt trời thì được tính là ban ngày, còn quãng thời gian còn lại sẽ được quy ước là ban đêm.

Nhưng mùa đông lại có ban đêm dài hơn ban ngày và ngược lại. Việc điều chỉnh giờ theo mùa sẽ giúp cân bằng được quãng thời gian giữa đêm và ngày tại các mùa.

- Thay đổi giờ theo mùa mang lại lợi ích gì, thưa ông?

Trong các hoạt động thường nhật như lao động, học tập... cơ thể con người chịu nhiều ảnh hưởng của quãng thời gian trời sáng. 

Việt Nam có nên đổi múi giờ thành GMT+8?

  • Nên
  • Không nên
  • Cần có nghiên cứu
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến


Ví dụ như làm việc vào buổi sáng và đi ngủ vào ban đêm... Do đó, việc áp dụng thời gian lao động của mùa đông và mùa hè sẽ khiến con người sẽ chỉ thức dậy lúc mặt trời sáng, qua đó tăng đáng kể hiệu quả công việc.

Chính vì lẽ đó, trong những năm gần đây nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mới áp dụng thời gian làm việc mùa đông và mùa hè.

Việc tăng thời gian thêm 1 tiếng vào mùa hè cũng khiến người dân đi ngủ sớm hơn, qua đó điện được dùng ở các khu vui chơi giải trí, nhà hàng... sẽ được giảm đi, tránh được sự lãng phí năng lượng.

Như vậy có thể thấy, việc thay đổi giờ theo mùa mang lại một số nhất định, đồng thời việc này cũng không mất quá nhiều kinh phí dành cho các hoạt động chuyển hẳn từ múi giờ GMT+7 sang GMT+8. 
Đa số các nước điều chỉnh giờ theo mùa đông và mùa hè 

Chỉ cần xác định một thời điểm cụ thể trong năm, sau đó thông báo toàn quốc cứ đến lúc đó vặn kim đồng hồ của từng người lên nhanh hoặc chậm 1 tiếng là xong.

- Nói vậy có phải là ông ủng hộ việc tăng giảm giờ theo từng mùa?

Nên học tập cách thay đổi theo mùa như tại các nước phương tây. Giữ nguyên là giờ GMT+7 và thêm bớt 1 tiếng vào 2 mùa đông, hè. Việc này cũng mang lại một số lợi ích nhất định.

Nếu tất cả các nước trong khu vực đều chuyển sang cùng một múi giờ thì lúc đó Việt Nam mới cần chuyển theo. Còn nếu chưa đến lúc đó thì việc chuyển hẳn sang múi giờ mới là không cần thiết.

- Việc thay đổi hẳn múi giờ hoặc thêm/bớt 1 tiếng vào đông/hè có ảnh hưởng gì đến các máy móc có độ tinh vi cao như điều khiển thủy điện, vệ tinh và các hệ thống tối tân khác trong lĩnh vực khoa học công nghệ không?


Thay đổi múi giờ hoàn toàn không ảnh hưởng tới các hệ thống máy móc này vì chúng được tính theo thời gian thực, cứ theo giờ thực là hoạt động chứ không dựa trên phân bố múi giờ GMT.

- Có ý kiến cho rằng, múi giờ có liên quan tới vị trí địa lý cũng như chủ quyền của một quốc gia, việc thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến bản sắc của quốc gia đó. Ông có quan điểm thế nào về ý kiến này?

Việc thay đổi múi giờ không liên quan gì tới mất bản sắc hay không. Nên hiểu đây chỉ là việc nhằm tận dụng tốt hơn quãng thời gian mặt trời chiếu sáng hàng ngày.

Việc này cũng tương tự như có hay không việc ăn tết Nguyên Đán theo Dương lịch. Chỉ cần đến ngày tết Nguyên Đán mình vẫn duy trì lễ tổ tông như truyền thống rồi coi đó là một ngày bình thường thì có làm sao đâu. Không hề ảnh hưởng tới bản sắc dân tộc.

Nước Nhật họ cũng thay đổi truyền thống khi ăn tết Nguyên Đán theo Dương lịch nhằm giảm thiểu lãng phí thế nhưng đất nước họ vẫn phát triển và đậm đà bản sắc dân tộc đó thôi.

Vâng, xin cám ơn ông!

Việt Nam có nên đổi múi giờ thành GMT+8?

  • Nên
  • Không nên
  • Cần có nghiên cứu
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Độc giả có ý kiến gì về vấn đề trên? Tòa soạn mong tiếp tục nhận được đóng góp của bạn đọc để góp phần làm sáng tỏ vấn đề gây tranh cãi này.

Nguyễn Lê

Bình luận
vtcnews.vn