Phát triển bền vững vùng nguyên liệu cho ngành sữa

Kinh tếThứ Hai, 23/12/2013 10:11:00 +07:00

(VTC News) - Theo tính toán bình quân cùng một diện tích trồng cỏ nuôi bò sữa mang đến cho người nông dân thu nhập cao gấp 4 lần so với trồng lúa.

(VTC News) - Theo tính toán bình quân cùng một diện tích trồng cỏ nuôi bò sữa mang đến cho người nông dân thu nhập cao gấp 4 lần so với trồng lúa.

Với những lợi ích thiết thực như giá thu mua sữa cao và ổn định, được tư vấn về kiến thức chăn nuôi nhằm cho ra năng suất cao nhất, được hướng dẫn áp dụng mô hình “Thực hành chăn nuôi bò sữa tốt” (Good Dairy Farming Practices – GDFP) theo khuyến cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), cùng hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng sữa tươi được thiết lập dựa trên nền tảng ISO 22000 đã giúp nông dân ngày càng nâng cao khả năng tự kiểm soát và sản xuất ra những giọt sữa tươi an toàn với chất lượng cao nhất.

Khẳng định từ một hướng đi đúng đắn


Ngành chăn nuôi bò sữa xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng những năm 20 của thế kỷ 20. Theo tính toán bình quân cùng một diện tích trồng cỏ nuôi bò sữa mang đến cho người nông dân thu nhập cao gấp 4 lần so với trồng lúa.

Sự kiểm soát và bảo đảm chất lượng sữa ngay từ đầu nguồn sẽ giúp người tiêu dùng đặt niềm tin xác đáng vào sản phẩm mà họ chọn lựa.
 
Tuy vậy, chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam vẫn mới đang dừng lại ở quy mô nhỏ, phát triển manh mún theo từng hộ gia đình; các tiêu chuẩn về công nghệ cũng như việc đảm bảo sản lượng và chất lượng cao nhất chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Nhận thấy được chuyển từ qui mô nhỏ lẻ, phân tán, cá thể lên qui mô lớn, tập trung là qui luật vàng của nông nghiệp, FrieslandCampina Việt Nam (FCV) đã khởi xướng giúp các hộ nông dân liên kết lại với nhau thành từng nhóm liên cư, liên địa bằng mô hình nhóm và tổ hợp tác để tự quản.

Những nhóm, tổ tự quản lập ra sẽ được công ty hỗ trợ  lắp đặt hệ thống bồn lạnh tại chỗ giúp nâng cao chất lượng vi sinh của sữa, nhờ đó giá thu mua sữa sẽ cao hơn so với trước đây.


Ngoài ra, FCV cũng đã triển khai thành công hệ thống tự động hóa trong việc thu mua và định giá sữa cho nông dân. Hệ thống này cho phép FCV theo dõi được số lượng và chất lượng sữa thu mua được của từng trang trại, từng hộ nông dân, làm cơ sở để giúp nông dân ngày càng nâng cao chất lượng sữa, đồng thời có thể truy được xuất xứ nguồn nguyên liệu sữa khi cần thiết và là nền tảng tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối trước khi đưa ra thị trường.

Cho biết về sự lựa chọn hướng đi này, ông Trần Quốc Huân – Phó Tổng Giám Đốc của FCV chia sẻ: “Tiếp nối truyền thống của tập đoàn với hơn 140 năm kinh nghiệm, chúng tôi chọn cách đi về vùng nông thôn, đến với những người nông dân đang hoặc chưa chăn nuôi bò sữa, thiết lập một quan hệ đối tác với họ, cung cấp cho họ điều kiện để tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật, tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận thị trường. 
 Nhờ đó tối đa hóa giá trị của người nông dân trong chuỗi giá trị chung, vừa làm tăng thu nhập cho người nông dân vừa đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sữa tươi nguyên liệu và tăng hiệu quả sản xuất cho cả người nông dân và nhà máy.”

Quả ngọt đầu tay

17 năm qua, từ ngày đầu tiên tiếp nhận 190kg sữa tươi của 10 nông dân, đến nay hàng ngày mua vào 240 tấn sữa tươi chất lượng cao và ổn định từ 4.000 hộ nông dân trên khắp mọi miền đất nước, FCV tự tin khẳng định nguồn sữa tươi nguyên liệu đạt chất lượng cao nhất ngay từ đầu vào ở thế chủ động trong việc sản xuất ra các sản phẩm từ sữa tươi 100%.

Bằng việc hướng dẫn áp dụng mô hình “Thực hành chăn nuôi bò sữa tốt” theo khuyến cáo của FAO, cùng hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng sữa tươi được thiết lập dựa trên nền tảng ISO 22000, các nông dân phải tuân thủ các kiểm soát rủi ro ngay từ đồng cỏ, nguồn thức ăn, nước uống, môi trường xung quanh chuồng trại… đến sức khỏe của đàn bò, phương thức nuôi dưỡng chăm sóc, khai thác và bảo quản.

Nhờ vậy, chất lượng vệ sinh và an toàn của nguồn sữa tươi của nông dân trong chuỗi cung ứng của FCV hiện đã vươn lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á với chỉ số tạp trùng trong sữa ở ngưỡng 300.000 cfu/ml – thấp hơn 3 lần so với tiêu chuẩn cho phép và không thua kém bất cứ nguồn sữa tươi nào của các trang trại qui mô lớn.”
 
Phát triển bền vững vùng nguyên liệu cho ngành sữa
Sữa tươi nguyên liệu luôn được kiểm tra khắt khe, đảm bảo chất lượng đầu vào trước khi đưa vào sản xuất. Ảnh: Thanh Trúc 
 
Ông Trần Quốc Huân cho biết thêm: “Hiệu quả của cách làm đúng, khoa học cùng với thái độ đối tác công bằng, cùng có lợi giúp chúng tôi có được lòng tin của bà con nông dân chăn nuôi bò sữa, nhờ đó mọi chương trình hành động của chúng tôi đều được bà con hưởng ứng, ủng hộ.

Lòng tin của bà con nông dân cũng giúp chúng tôi nhận được sự tín nhiệm của chính quyền địa phương cho việc qui hoạch phát triển các vùng chăn nuôi bò sữa tập trung.”


P.V

Bình luận
vtcnews.vn