Những sinh vật 'quái dị' nhất biển sâu

Kinh tếThứ Ba, 23/07/2013 01:20:00 +07:00

(VTC News) - Không phải bất cứ sinh vật biển nào cũng có bề ngoài ưa nhìn, đặc biệt là khi chúng tồn tại ở đáy biển sâu.

Cá rắn độc: Loài cá này sống ở độ sâu từ 80 đến 1.600 m, đây là một trong những sinh vật biển tàn ác nhất. Các vây sống lưng của chúng có thể phát sáng nhằm dụ dỗ con mồi lao vào. Dạ dày của loài cá này rất to, giúp tiêu hóa con mồi to hơn chúng nhiề

Cá rắn độc: Loài cá này sống ở độ sâu từ 80 đến 1.600 m, đây là một trong những sinh vật biển tàn ác nhất. Các vây sống lưng của chúng có thể phát sáng nhằm dụ dỗ con mồi lao vào. Dạ dày của loài cá này rất to, giúp tiêu hóa con mồi to hơn chúng nhiề

Cá răng nanh: Xuất hiện chủ yếu ở độ sâu xấp xỉ 5 km nơi mà thức ăn vô cùng khan hiếm, bởi vậy loài cá này sẽ ăn tất cả những gì mà chúng gặp phải. Hàm răng sắc nhọn giúp cá răng nanh có thể cắn xé mọi con mồi.

Cá răng nanh: Xuất hiện chủ yếu ở độ sâu xấp xỉ 5 km nơi mà thức ăn vô cùng khan hiếm, bởi vậy loài cá này sẽ ăn tất cả những gì mà chúng gặp phải. Hàm răng sắc nhọn giúp cá răng nanh có thể cắn xé mọi con mồi.

Cá rồng: Có thể tìm thấy loài này ở độ sâu 1.5 km. Chỉ dài xấp xỉ 15 cm nhưng với hàm răng quá khổ và vô cùng sắc nhọn, đây thực sự là một sát thủ của biển sâu.

Cá rồng: Có thể tìm thấy loài này ở độ sâu 1.5 km. Chỉ dài xấp xỉ 15 cm nhưng với hàm răng quá khổ và vô cùng sắc nhọn, đây thực sự là một sát thủ của biển sâu.

Cá vảy chân: Loài cá này xuất hiện ở độ sâu gần 1 km. Chúng có khả năng phát sáng nhằm dụ con mồi, khi đối tượng đến gần, hàm răng sắc nhọn sẽ xử lý nôt những việc còn lại.

Cá vảy chân: Loài cá này xuất hiện ở độ sâu gần 1 km. Chúng có khả năng phát sáng nhằm dụ con mồi, khi đối tượng đến gần, hàm răng sắc nhọn sẽ xử lý nôt những việc còn lại.

Cá chình Gulper: Loài này thường tồn tại ở độ sâu từ 150 m đến 1.800 m. Tuy có bề ngoài hung dữ nhưng 'kiểu' săn mồi của chúng khá hiền khi chỉ thường mở miệng to để đợi những con mồi xấu số chui vào.

Cá chình Gulper: Loài này thường tồn tại ở độ sâu từ 150 m đến 1.800 m. Tuy có bề ngoài hung dữ nhưng 'kiểu' săn mồi của chúng khá hiền khi chỉ thường mở miệng to để đợi những con mồi xấu số chui vào.

Mực khổng lồ: Sinh vật không xương sống lớn nhất thế giới này có chiều dài lên đến 18 m. Đây là loài mực ăn thịt, chúng sẽ ăn bất cứ sinh vật nào gặp phải, thậm chí còn có thông tin cho rằng loài này đã tấn công cả con người.

Mực khổng lồ: Sinh vật không xương sống lớn nhất thế giới này có chiều dài lên đến 18 m. Đây là loài mực ăn thịt, chúng sẽ ăn bất cứ sinh vật nào gặp phải, thậm chí còn có thông tin cho rằng loài này đã tấn công cả con người.

Rận biển khổng lồ: Sinh vật kỳ lạ này sống ở độ sâu từ 200 m - 2.000 m. Loài này có kích thước lên đến 40 cm và nặng 1.5 kg.

Rận biển khổng lồ: Sinh vật kỳ lạ này sống ở độ sâu từ 200 m - 2.000 m. Loài này có kích thước lên đến 40 cm và nặng 1.5 kg.

Cá nóc hòm: Sống ở độ sâu 1.3 km đến 1.7 km. Loài cá này có cách tự vệ khá lạ khi có thể nuốt một lượng lớn nước vào bụng làm chúng phồng to lên, khiến địch thủ hoảng sợ và bỏ chạy.

Cá nóc hòm: Sống ở độ sâu 1.3 km đến 1.7 km. Loài cá này có cách tự vệ khá lạ khi có thể nuốt một lượng lớn nước vào bụng làm chúng phồng to lên, khiến địch thủ hoảng sợ và bỏ chạy.

Mực ma cà rồng: Đây là động vật thân mềm duy nhất có thể tồn tại ở độ sâu 700m. Loài này có thể tự thay đổi màu sắc và dùng tua để tránh kẻ thù.

Mực ma cà rồng: Đây là động vật thân mềm duy nhất có thể tồn tại ở độ sâu 700m. Loài này có thể tự thay đổi màu sắc và dùng tua để tránh kẻ thù.

Cá Chimaeras: Loài cá sống ở độ sâu gần 3 km này có hình dáng rất quái dị. Bên cạnh đó chiếc vậy lưng của loài này có chất độc cực mạnh giúp chúng trở thành loài săn mồi đáng sợ.

Cá Chimaeras: Loài cá sống ở độ sâu gần 3 km này có hình dáng rất quái dị. Bên cạnh đó chiếc vậy lưng của loài này có chất độc cực mạnh giúp chúng trở thành loài săn mồi đáng sợ.

Bình luận
vtcnews.vn