Những vụ thu hồi nước đóng chai lớn trên thế giới

Kinh tếThứ Năm, 03/11/2011 12:34:00 +07:00

(VTC News) – Nhiều quyết định thu hồi nước uống đóng chai do nhiễm các chất độc hại đã được đưa ra trên thế giới.

(VTC News) – Nhiều quyết định thu hồi nước uống đóng chai do nhiễm các chất độc hại đã được đưa ra trên thế giới. Thậm chí, chỉ duy nhất cuộc gọi nặc danh từ một cá nhân tự nhận đã thêm xyanua vào sản phẩm, cũng khiến cơ quan chức năng Hoa Kỳ vào cuộc để truy tìm.

1. Thu hồi Soda Slice

 

Hồi năm 1986, Hoa Kỳ đã quyết định thu hồi 66.000 chai Soda Slice từ nhiều cửa hàng ở Newyok và hạt Westchester nước này, sau khi cảnh sát nhận được cuộc gọi nặc danh từ một người đàn ông lúc hơn 22h đêm tới số điện thoại khẩn cấp 911 để thông báo ông ta đã cho xyanua vào một chai hoặc nhiều chai nước Soda Slice.  

 Hình ảnh chỉ mang tính minh họa vì mẫu mã có thể không giống hồi năm 1986

Các quan chức công ty Pepsi – Coca Bottling cho hay, người gọi cho cảnh sát công bố  các chai nước đó mang mã 6F1BB23-B2, tuy nhiên mã số này không có trong dữ liệu được lưu lại của máy tính. Cơ quan chức năng cho rằng, ông này có thể nhầm giữa ký tự B và số 8 nên đã quyết định thu hồi cả các chai nước có mã 6F18B23-82.

 

2. Thu hồi nước Danasi

 

Hồi năm 2004, Cocacola đã thu hồi 500.000 chai nước Danasi bán ở Anh, sau khi phát hiện nồng độ Bromate – một chất có thể gây ung thư vượt mức quy định. Chỉ có sản phẩm Danasi bán ở Anh thuộc diện thu hồi vào thời điểm đó.

Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh (FSA) cho biết: “Broamate là một hóa chất có thể gây tăng nguy cơ ung thư nếu tiếp xúc lâu dài”.

FSA cũng xác nhận, thu hồi chỉ là một biện pháp phòng ngừa, không có vấn đề gây hại ngay lập tức với sức khỏe người tiêu dùng. Theo hãng Reuters, giới hạn cho phép của Bromate trong nước đóng chai là 10 phần tỷ, nhưng qua kiểm tra các mẫu Dasani thuộc diện thu hồi thì nồng độ lên đến 10 – 22 phần tỷ. Còn tiêu chuẩn châu Âu cho phép nồng độ Bromate ở mức 25 phần tỷ.

 Danasi bán ở Anh bị thu hồi năm 2004


Cơ quan quản lý nước sông Thames, nơi cung cấp nguồn nước cho nhà máy sản xuất Dasani thời điểm đó cho biết, Bromate hoàn toàn không có trong đường ống. Một phát ngôn viên của cơ quan này lên tiếng cho rằng, broamte được gây ra trong quá trình sản xuất.

“Chúng tôi muốn nói rằng, nước sông Thames thường xuyên được kiểm tra và đạt tiêu chuẩn rất cao", phát ngôn viên này phát biểu.

3. Thu hồi Cokezero


Hồi tháng 7/2011, Đài Loan (Trung Quốc) đã thu hồi một lô hàng nước Cokezero nhập về từ Thượng Hải. Theo phía Đài Loan lô hàng Coke Zero được nhập từ Thượng Hải chứa chất bảo quản methyl-p-hydroxybenzoate, bị cấm tại Đài Loan. Hàm lượng chất bảo quản này 2.062mg/kg. Hóa chất này có thể dẫn đến tổn thương viêm da, màng nhầy và tăng lượng kích thích tố nữ.

 Coke Zero

 

Trước đó hồi năm 2009, Venezuela đã cấm bán sản phẩm Coke Zero, chỉ 2 tháng sau khi lưu hành tại quốc gia Nam Mỹ này. Lý do đưa ra lệnh cấm không được đưa ra, còn ông Kerry Kerry (Đại diện Cocacola) cho biết Venezuela không nói cụ thể họ lo lắng về chất gì trong thành phần nước giải khát, hay khâu nào trong quá trình sản xuất thành phẩm.


4. Thu hồi nước chứa DEHP

 

Hồi tháng 5 vừa qua, cơn bão DEHP đã càn quét qua nhiều nước châu Á khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang. Tại Đài Loan (Trung Quốc), có tới hơn 465.638 chai nước trái cây, mứt trái cây, siro, bột trái cây và sữa chua, đồ uống trà và nước uống thể thao bị nhiễm DEHP đã bị thu hồi. Ngoải ra hơn 136.000 hộp và 38.000 gói chế phẩm sinh học dạng bột cũng được đưa ra khỏi các kệ hàng. Còn tại Trung Quốc Đại lục hơn 4.000 chai nước đóng chai sản xuất tại Đài Loan cũng đã bị thu hồi.

 Thu hồi nước chứa DEHP ở một siêu thị của Đài Loan
 

Chen Mei-yen, Tổng giám đốc Presotea – chuỗi cung cấp đồ uống phổ biến tại Đài Loan cho biết, đã thu hồi 7,5 tấn sản phẩm và thành phần bị nhiễm độc DEHP.

 

DEHP (Bis(2-ethylhexyl) phthalate) là một hợp chất hữu cơ lỏng, nhớt không màu, tan trong dầu, không tan trong nước, thường được cho vào nhựa để làm mềm, dễ uốn. Khi vào cơ thể ở một lượng nhất định có thể gây giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới và về lâu dài có thể hại đến sức khỏe.


Anh Minh

 

 

Bình luận
vtcnews.vn