Tại sao người giàu Trung Quốc lại thích làm nông dân?

Thời sự quốc tếThứ Sáu, 05/08/2011 09:38:00 +07:00

(VTC News) - Những bàn tay thường lướt Iphone giờ đây trở về với đất bẩn để trồng rau tự phục vụ chính bản thân đang là xu hướng của những doanh nhân Trung Quốc

(VTC News) - Trong tuần họ là những doanh nhân, giáo viên, lập trình viên nhưng cuối tuần họ quay lại làm những nông dân thực thụ, tất cả xuất phát từ nỗi lo về an toàn thực phẩm trên thị trường Trung Quốc.

Những nông dân cuối tuần này làm việc cực nhọc dưới cái nắng oi ả của mù hè nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả tại một trang trại có tên Little Donkey ở ngoại ô Bắc Kinh. Trang trại này có khoảng 700 thành viên và họ phải trả phí để được làm nông dân ở đây.

Theo các phương tiện truyền thông của nhà nước, vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng trở nên nhức nhối trong xã hội Trung Quốc. Little Donkey là một trong số hàng chục trang trại mọc lên nhằm thỏa mãn nhu cầu của giới trung lưu, những người ngày càng quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm.
Cũng chỉ có một số ít người có tiền và thời gian để tự làm ra thực phẩm
phục vụ bản thân.
 

Nỗi lo về an toàn thực phẩm trở nên cao trào khi mà vài tháng trước đây một vụ bê bối về sử dụng phụ gia tiêm vào thịt để có màu sắc đẹp hơn bị phanh phui. Nhưng kì lạ nhất vẫn là hiện tượng dưa dấu đua nhau nổ hàng loạt. Nguyên nhân là do việc lạm dụng chất kích thích tăng trưởng.
Ông Jiang Yan Shi, một trong những nông dân có vườn dưa bị nổ cho biết ông đã bị nổ hơn 600 quả dưa gần một phần tư vườn dưa của ông. Ông Jiang cho biết, ông đi trong ruộng dưa của mình là những tiếng Pah Pah phát ra từ những quả dưa bị nổ, tất cả bắn ra khắp hướng.
Chủ nhân ruộng dưa có đến hơn 600 quả bỗng nhiên nổ tung. 

Cho dù nó là dưa hấu tự dưng nổ bung hay là những miếng thịt được bơm chất phụ gia thì đơn giản nhất đó là người dân Trung Quốc đang dần mất niềm tin vào những thứ đặt trên bàn ăn họ mỗi tối. Điều này đã gây lo ngại cho các cơ quan nhà nước, họ sợ người dân sẽ mất lòng tin vào chính phủ nếu không thể đảm bảo được an toàn thực phẩm cho họ.
Niềm tin của người dân đã suy giảm nghiêm trọng 3 năm trước khi mà vụ bê bối lớn nhất trong vấn đề an toàn thực phẩm cua Trung Quốc bị đem ra ánh sáng. Sữa bột trẻ em bị nhiễm melamin. Có 6 trẻ em đã chết và 300.000 trẻ em khác đã nhiễm bệnh từ nguồn sữa bột nguy hiểm này. Cậu bé có tên Zi Yuan đã phải  chịu hậu quả từ sự vô trách nhiệm của người lớn gây nên. Em đã phát triển sỏi thận sau khi may mắn sống sót sau khi sử dụng phải sữa chứa melamin. Cha của cậu đã rất bức xúc và yêu cầu chính phủ chịu trách nhiệm.
Zin Yuan, cậu bé đã bị sỏi thận sau khi dùng các sản phẩm sữa
có chứa melamin.
 

Chính quyền cũng đã có nhiều chính sách tăng cường kỉ luật với những người vi phạm về an toàn thực phẩm. Đặc biệt ủy ban an toàn thực phẩm quốc gia đã có kiến nghị với tòa án tối cao về việc xử tử hình với những người liên quan đến những án mạng có nguyên nhân từ an toàn thực phẩm. Tuy nhiên với tình hình lạm phát như hiện tại một số doanh nghiệp vẫn vì lợi nhuận mà bỏ qua an toàn của người tiêu dùng.

Những người có điều kiện quay trở lại làm nông dân do mối lo an toàn thực phẩm. 

Quay trở lại với những doanh nhân trở thành nông dân ban đầu. Tất cả họ, sau một ngày lao động mệt mỏi sẽ được thưởng thức bữa ăn từ chính những gì họ làm ra. Nhưng đây chỉ là một số ít người may mắn, có đủ thời gian và tiền bạc để có thể tự sản xuất thực phẩm cho mình. Vẫn còn rất nhiều người không được như họ.
Tùng Đinh (Theo BBC)
Bình luận
vtcnews.vn